Một số giải pháp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam .doc (Trang 80 - 85)

- 1.2 Nguồn nhân lực

2.2.2.Một số giải pháp.

c) Thẩm định lại dự án

2.2.2.Một số giải pháp.

Giải pháp về thông tin:

Thông tin không những có ảnh hưởng đến kết quả thẩm định dự án đầu tư mà nó còn là một yếu tố dùng để cạnh tranh giữa các ngân hàng. Việc ảnh hưởng của thông tin đến chất lượng thẩm định DAĐT thể hiện qua số lượng thông tin và chất lượng tin. Nếu thông tin cho thẩm định không đủ thì kết quả rút ra không phản ánh được đầy đủ các chỉ tiêu, sự biến động còn nếu chất lượng thông tin không cao sẽ dẫn đên kết luận rút ra không chính xác. Để nâng cao chất và lượng của thông tin , em xin đề xuất một số giải pháp sau:

 Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ để thông tin thông suốt và đầy đủ. Từ đó làm cơ sở thông suốt cho hoạt động thẩm định được nhanh chóng và thuận tiện.

 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin về kinh tế thị trường và khách hàng nhằm có thể dự báo kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, nắm bắt kịp thời về tình hình biến động về cung cầu,thị trường, chính trị, pháp luật….

 Đối với nguồn thông tin do doanh nghiệp cung cấp: vấn đề thu thập thông tin khá khó khăn do phạm vi thu thập thông tin rộng (qua phỏng vấn, điều tra thực tế, qua CIC….) song các kênh thông tin đôi khi không đầy đủ và khó tiếp cận trong khi cán bộ thẩm định bị giới hạn thời gian. Do vậy, người thẩm định phải thường xuyên lưu ý vấn đề thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học những ngành nghề mình phụ trách.

Hoàn thiện nội dung và quy trình thẩm định:

Phương pháp thẩm định là một trong những yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của công tác thẩm định bởi khi sử dụng các phương pháp còn thiếu xót sẽ gây ra việc hiểu về dự án khác nhau. Về cơ bản hiện nay nội dung và quy trình thẩm định của SGD I – NH PTVN là khá đầy đủ. Tuy nhiên sự am hiểu và vận dụng các kiến thức đó trong quá trình thẩm định thì không phải mọi cán bộ là như nhau. Việc thẩm định dự án đầu tư lại khá phức tạp , nhiều công việc bao hàm vô số các biến động khác nhau. Chính vì vậy việc hệ thống hóa các kiến thức thẩm định và không ngừng phát triển là một công việc cần làm tại SGD.

Thẩm định tư cách pháp lý của dự án và chủ dự án:

Công việc thẩm định này có liên quan đến các văn bản pháp luật khác nhau. Bản thân mỗi cán bộ thẩm định khó có khả năng nắm vững toàn bộ các văn bản này bởi rất tốn thời gian và công sức. Trên thực tế các văn bản phục vụ cho công tác thẩm định rất phức tạp: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Quy chế đấu thầu…..Nhưng việc thẩm định mà cán bộ thẩm định thực hiện không phải liên quan đến tất cả những gì có trong các văn bản nên việc tra cứu trong quá trình thẩm định rất tốn công sức và thời gian. Bởi vậy SGD nên hệ thống hóa những nội dung cần thiết và có sự bổ sung cần thiết, kịp thời khi có sự thay đổi về luật, quy định.

Thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư

Hiện nay, SGD đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn để so sánh, đánh giá giúp cán bộ thẩm định có cơ sở để so sánh và đánh giá. Để cán bộ thẩm định đưa ra quyết định đúng đắn về khả năng tài chính của chủ đầu tư SGD cần phải liên tục phối

hợp chặt chẽ với các ngành sản xuất, dịch vụ và tổng cục thống kê để có thông tin về tỷ lệ tham chiếu nhằm phục vụ tốt hơn công tác thẩm định.

Thẩm định dự án bao gồm: Thẩm đinh hiệu quả tài chính dự án và khả năng thực hiện dự án.

Thẩm định hiệu quả tài chính dự án chủ yếu liên quan đến doanh thu - chi phí, lợi ích và chi phí đầu tư. Do lợi ích và chi phí phát sinh ở các giai đoạn khác nhau nên cần phải sử dụng phương pháp hiện tại hóa để chuyển đổi giá trị tiền tệ về cùng một thời điểm để so sánh. Cán bộ thẩm định cần nắm vững kí thuật này vì nó cho phép sử dụng các phương pháp NPV, IRR một cách linh hoạt. Trong phân tích tài chính dự án cần nắm vững và sử dụng thạo các chỉ tiêu NPV, IRR B/C, BEP,…

Phân tích khả năng của dự án là một nội dung có tính thực tiễn cao cho phép nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định dự án, tính hiệu quả tài chính dự án đầu tư được xác định dựa trên cơ sở số liệu chính là báo cáo tài chính được lập trên một số những giả định cơ bản về các mặt thi trường, công nghệ, nguyên liệu… bản thân nó là tập hợp các số liệu giả định. Để đưa ra được các số liệu này đòi hỏi người lập dự án phải phân tích đầy đủ các mặt trên và đưa ra con số giả định hợp lý cho từng phần. Chủ yếu là doanh thu và chi phí qua các năm thực hiện. Tuy nhiên đây là một công việc phức tạp và mỗi con số là sự tổng hợp nhiều mặt khác nhau cho nên không phải lúc nào cũng hợp lý. Khi phân tích tính khả thi của dự án, trên cơ sở thông tin được cung cấp và tự thu thập, cán bộ thẩm định phải là người có khả năng nhìn thấy những bất hợp lý. Trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu chủ đầu tư lập lại luận chứng kinh tế kĩ thuật cho phù hợp. Phân tích một cách khoa học và cẩn thận các số liệu giả định ban đầu cho phép loại bỏ những dự án mang tính khả thi thấp và thực hiện thành công những dự án có khả năng.

Giải pháp về công nghệ:

Trình độ công nghệ Ngân hàng và công nghệ thẩm định trong khu vực và trên thế giới phát triển vượt trội so với Việt Nam. Chính vì vậy với mục tiêu hội nhập với khu vực và trên thế giới, cũng như việc nâng cao chất lượng thẩm định tương xứng với nhu cầu hiện tại thì trang thiết bị kĩ thuật phải được SGD luôn luôn chú trọng trang bị và đổi mới.

Hiện nay, SGDI cũng đã có đầu tư, đổi mới hệ thống trang thiết bị, sử dụng các chương trình phần mềm hiệu quả trong quản lý và thẩm định dự án làm tăng khả năng xử lý các thông số đầu ra và đầu vào của dự án, làm giảm việc xử lý các số liệu bằng tay, ứng dụng các phần mềm vi tính hiện đại làm tăng khả năng phân tích, đánh giá dự án. Đồng thời, việc trang bị thiết bị máy tính và các bộ phận liên lạc qua mạng làm cho việc chỉ đạo của cấp ra quyết định cũng như việc sử dụng thông tin phụ trợ kịp thời hơn, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định.

Giải pháp về tổ chức điều hành:

Việc tổ chức, phân công hợp lý có khoa học trong quá trình thẩm định sẽ tránh được sự chồng chéo không cần thiết, giảm những hạn chế và phát huy những mặt tích cực của cán bộ thẩm định cũng như cả tập thể, giảm chi phí hoạt động cũng như rút ngắn thời gian thẩm định. Vì vậy Sở Giao Dịch I có thể thực hiện:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc phân quyền thẩm định như văn bản hiện hành của ngân hàng. Đồng thời không ngừng củng cố sao cho phù hợp với tình hình cúa SGDI với từng đối tượng khách hàng, từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức thẩm định cần phải sắp xếp theo hướng ngày càng gọn nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo tính đầy đủ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

- Trong việc phân công công việc, cần phải căn cứ vào khả năng, năng lực của mỗi cán bộ để phát huy trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của mỗi cán bộ trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư.

Giải pháp về con người:

Để có được đội ngũ cán bộ đáng ứng được yêu cần ngày càng cao cũng như tận dụng được nguồn lực con người để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo. Sở giao dịch cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có chất lượng theo yêu cầu:

Về trình độ chuyên môn:

Cán bộ thẩm định phải có đủ trình độ và hiểu biết về kinh tế thị trường, về hoạt động ngân hàng, tài chính, pháp luật. Đặc biệt có kiến thức chuyên sâu về TCDN, dự án đầu tư một cách thuần thục, đồng thời phải luôn được phổ biến các văn bản, phương pháp thẩm định mới một cách nhanh chóng, sáng tạo. Phải luôn học hỏi từ nhiều phía.

Bên cạnh đó phải có khả năng khai thác, xử lý thông tin trên máy vi tính, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ phân tích, thẩm định dự án cũng như các chương trình quản lý hiện đại.

Về đạo đức nghề nghiệp:

Phải có phẩm chất đạo đức trung thực, có tinh thần trách nhiệm, có lòng nhiệt tình, thường xuyên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Để có được đội ngũ cán bộ như trên nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án ngay từ nhân tố con người, trong thời gian tới SGDI cần củng cố và hoàn thiện đội ngũ cán bộ theo hướng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và những kiến thức hỗ trợ cho hoạt động của ngành nhằm giúp các cán bộ thẩm định và lãnh đạo các cấp trực tiếp nắm bắt các kiến thức mới phù hợp với tình hình và bối cảnh mới.

- Đào tạo cán bộ đội ngũ theo mảng dự án lớn.

- Ngân hàng cần đảm bảo rằng các cán bộ thẩm định là đủ năng lực. Đối với các cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc thì nên xem xét và chuyển sang nhiệm vụ khác, bố trí các cán bộ có trình độ, tinh thần, trách nhiệm vào các khâu chủ chốt trong thẩm định các dự án.

- Cần có chính sách ưu tiên, khen thưởng thỏa đáng đối với các cán bộ giỏi, làm việc có kinh nghiệm, hiệu quả công việc cao. Đồng thời kỷ luật nghiêm minh các hành vi tiêu cực.

- SGD cần có chính sách thu hút và ưu đãi các chuyên gia giỏi để đội ngũ này phục vụ hoặc tham gia cộng tác viên cho hoạt động thẩm định.

- Tiếp tục khuyến khích việc nghiên cứu khoa học, đề xuất các sáng kiến mới trong lĩnh vực thẩm định để phổ biến và ứng dụng trong hệ thống.

Tăng cường mối quan hệ với khách hàng và các cơ quan chuyên môn liên quan:

Quan hệ tốt với khách hàng là một vấn đề quan trọng tạo thuận lợi cho SGD I ở nhiều mặt hoạt động khác nhau chứ không riêng thẩm định cho vay. SGD I cần không ngừng tăng cường mở rộng quan hệ với khách hàng qua các chính sách tiếp cận và uy tín của Sở trên thị trường. Bên cạnh đó SGD I cũng cần tiến hành nắm vững tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho Sở có được thông tin quan trọng để tăng cường hiệu quả cho vay, đảm bảo an toàn khoản vay, cùng nhau giải quyết các khó khăn phát sinh nhằm duy trì tốt mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Tiến hành phân loại doanh nghiệp để làm căn cứ cho vay cũng là một việc cần thiết, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

Thiết lập và phát triên quan hệ với Bộ Khoa học công nghệ và môi trường sẽ giúp cho Sở giao dịch có thêm cố vấn về vấn đề thẩm định tính khả thi về khoa học công nghê, máy móc thiết bị…. Việc có mối quan hệ tốt và thường xuyên với cơ quan này sẽ giúp cho SGD I giải quyết được những khó khăn về chuyên môn về thầm định kĩ thuật nhằm nâng cao tính khả thi của dự án và hiệu quả công tác thẩm định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam .doc (Trang 80 - 85)