Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại trong quá trình thẩm định: 1 Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam .doc (Trang 76 - 77)

- 1.2 Nguồn nhân lực

1.3.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại trong quá trình thẩm định: 1 Nguyên nhân chủ quan:

c) Thẩm định lại dự án

1.3.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại trong quá trình thẩm định: 1 Nguyên nhân chủ quan:

1.1.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan:

Thông tin :

Hệ thống thu thập thông tin tại Việt Nam nói chung và NHPT nói riêng hiện nay chưa hoàn thiện, bởi vậy chưa cho phép cán bộ tín dụng xác định được những thông tin, số liệu cần thiết. Do đó dẫn đến những rủi ro trong công tác dự đoán, thẩm định các số liệu của dự án sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian dài sau đó.

Khả năng xử lý thông tin cũng còn hạn chế: ví dụ như :Thẩm định về phương diện thị trường là một vấn đề phức tạp bởi sự biến đổi của của thị trường chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác ( chính trị, thời tiết, truyền thống…). Trong vấn đề này thì việc nắm bắt thông tin và biết phân tích nhận định thông tin thị trường một cách nhạy cảm là vô cùng cần thiết. Do các nguồn thông tin chưa phong phú, số liệu thống kê tại Việt Nam hiện nay có độ chênh lệch cao, Do đó các số liệu về khả năng tiêu thụ sản phẩm, về thu nhập và chi phí là ước tính nên chưa chính xác. Từ đó dẫn đến việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, BEP … chưa chuẩn xác.

Quy trình và nội dung thẩm định

Cán bộ thẩm định gặp còn một số khó khăn trong việc tính toán và 1 số các thông số kỹ thuật cũng không có mốc để so sánh đánh giá.

Do còn hạn chế trong việc ứng dựng các chương trình phần mềm vào hoạt động của ngân hàng nên dẫn đến hạn chế về việc thu thập thông tin, số liệu cần thiết cho công tác thẩm định, làm mất thời gian, chậm tiến độ công tác thẩm định.

Con người:

Phương pháp thẩm định thổng nhất hoàn chỉnh đầy đủ song việc thực hiện cán bộ thẩm định cẩn phải biết lựa chọn sử dụng các tiêu chí, chỉ tiêu phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề của dự án đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hiểu biết không chỉ về chuyên môn mà cả về các lĩnh vực khác có liên quan đến dự án. Bới vậy rất cần những người có năng lực chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, nhạy bén. Do đó đây là một khó khăn đối với cán bộ trẻ, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên việc triển khai công tác còn lúng túng, hiệu quả chưa cao; nhưng sự góp mặt của cán bộ trẻ lại hết sức cần thiết cho việc đào tạo thế hệ kế cận trong công tác thẩm định.

Bên cạnh đó việc thẩm định các yếu tố về kỹ thuật của dự án như đánh giá máy móc, thiết bị,công nghệ, công suất…đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn sâu về từng lĩnh vực ngành nghề đối với từng loại dự án khác nhau. Đây là một khó khăn đối với cán bộ thẩm định bởi họ không thể được đào tạo chuyên sâu trong tất cả các lĩnh vực và trong khi khả năng cung cấp về công nghệ thiết bị cho các doanh nghiệp nước ta của thị trường thế giới hiện nay rất phong phú, dồi dào, có rất nhiều loại máy móc hiện đại. Do đó khi thẩm định rất khó đánh giá khả năng sử dụng, vận hành công nghệ, đội ngũ công nhân vận hành của doanh nghiệp…..

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển giáo dục trong hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam .doc (Trang 76 - 77)