CÁC BƯỚC THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Điện tử số (Trang 28 - 30)

IV. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

CÁC BƯỚC THỰC HÀNH

1. Bật công tắc nguồn của chân đế. Xác định vị trí khối mạch SET/RESET FLIP-FLOP, và nối mạch như hình 4-10. Đặt 1 cầu nối hai chấn vào vị trí mạch S (vị trí SET).

Hình 4-10.

2. Dùng đồng hồ đo vạn năng, đo điện áp trên mạch của bạn tại các điểm được chỉ trên hình 4-11. Ghi các trạng thái logic ở các đầu vào và đầu ra của mạch.

3. Theo hình 4-11, ảnh hưởng khi kích hoạt cầu nối hai chân vào vị trí SET đến các trạng thái đầu ra của mạch là gì?

Hình 4-11. Các trạng thái thiết lập của mạch.

4. Nếu tháo cầu nối hai chân khỏi vị trí SET, trạng thái đầu ra thay đổi như thế nào?

5. Tháo cầu nối hai chân khỏi mạch. Quan sát đầu ra. Các kết quả có phù hợp với trả lời trong bước 4 không?

6. Giải thích hoạt động của mạch sau khi tháo cầu nối hai chân khỏi vị trí SET?

7. Lắp và tháo cầu nối hai chân ở vị trí SET vài lần và quan sát đầu ra Q hoặc Q khi thực hiện. Đầu ra mạch có thay đổi khi thực hiện SET nhiều lần hay không? Tại sao?

Hình 4-12. Trạng thái reset của mạch.

12. Để lật trạng thái đầu ra của mạch, phải tác động thế nào vào cổng B? 13. Kết quả trong bước 11 và 12 có phù hợp với câu trả lời ở bước 10 không?

14. Tháo cầu nối hai chân khỏi vị trí RESET. Trạng thái của mạch có thay đổi không? Tại sao? 15. Quan sát đầu ra của mạch khi bạn lắp và tháo cầu nối hai chân ở vị trí RESET nhiều lần. Mạch

có đáp ứng với lệnh RESET lặp đi lặp lại không?

16. Mạch này có thể dùng để chống nảy tiếp xúc của công tắc ở cả hai chức năng SET và RESET không?

17. Khi không thực hiện chức năng RESET nữa (tháo cầu nối hai chân), mạch có nhớ được trạng thái các đầu ra trước khi tháo cầu nối?

18. Mối quan hệ giữa các đầu ra của mạch là gì?

19. Nối mạch như hình 4-13. Đặt cả hai công tắc lật về vị trí DOWN. Chú ý: Điều kiện vào này là không hợp lệ. Nó chỉ dùng để xác định tính ổn định của mạch.

Hình 4-13.

20. Đầu ra nào ở trạng thái ‘0’ để cố định đầu ra còn lại ở trạng thái ‘1’?

21. Gạt đồng thời cả hai công tắc lật về vị trí UP. Mạch có chuyển về một trong hai trạng thái SET hoặc RESET?

KẾT LUẬN

1. Cần có 1 đầu vào ở mức thấp để set hoặc reset mạch.

2. Khi trạng thái của flip-flop được xác định, các đầu vào khác có cùng trạng thái không làm ảnh hưởng đến đầu ra mạch.

3. Một flip-flop có khả năng chống nảy công tắc. 4. Các đầu ra của mạch luôn đảo lẫn nhau.

5. Flip-flop luôn có xu hướng thiết lập trạng thái set hoặc reset. 6. Các flip-flop có thể dùng làm phần tử lưu trữ.

7. Đầu ra Q cao khi flip-flop ở trạng thái set. 8. Đầu ra Q thấp khi flip-flop ở trạng thái reset.

Một phần của tài liệu Điện tử số (Trang 28 - 30)