Thực trạng về hoạt động huy động vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 26 - 28)

vốn vay từ Ngân hàng thương mại tỉnh. Vì vậy, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương.

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An: An:

Qua hơn mười năm đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, hoà nhập vào xu hướng chung của cả nước, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An đã chuyển đổi từng bước cơ bản và vững chắc, ngày càng khẳng định được vai trò tự chủ kinh doanh, đã từng bước thực hiện :

-Mở rộng tín dụng cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trong tỉnh.

-Chuyển dịch cơ cấu tín dụng bằng cách chú trọng khai thác hình thức cho vay trung, dài hạn.

-Nâng cao hiệu quả tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng.

-Được hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực kinh tế, không gò bó như trước .

2.3.1. Thực trạng về hoạt động huy động vốn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An: địa bàn tỉnh Long An:

Khác với những năm trong thời kỳ bao cấp là thiếu vốn thì xin ngân hàng cấp trên hỗ trợ, còn huy động được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu. Thực trạng những năm gần đây, phương châm “đi vay để cho vay” là nội dung hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An. Hiện nay các NHTM trên địa bàn áp dụng nhiều biện pháp huy động vốn như : Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ phiếu có kỳ hạn (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, trên 12 tháng), tiền gửi tiết kiệm theo bậc thang, gửi góp. Ngoài ra, các NHTM trên địa bàn còn vận động khách hàng mở tài khoản tư nhân, chuyển tiền điện tử ...

Trong những năm qua, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An đã từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động; mở rộng mạng lưới, nâng cao trình độ nghiệp vu, đổi mới tác phong giao dịch của cán bộ; áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, đưa ra các dịch vụ ngân hàng mới nhằm thu hút tối đa mọi nguồn vốn trong xã hội vào Ngân hàng để đầu tư cho các dự án phát triển sản xuất kinh doanh.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 chi nhánh ngân hàng Quốc doanh, 01 Chi nhánh NHTM cổ phần nông thôn, 3 chi nhánh NHTM cổ phần đô thị. Mạng lưới của các NHTM cơ bản đã rộng khắp đến tận vùng sâu, vùng xa. Thị phần của các NHTM cũng đã mở rộng dựa theo từng thế mạnh của mình, tạo nên môi trường cạnh tranh khá sôi nổi, đặc biệt là về mặt bằng lãi suất và các chính sách thu hút khách hàng.

Hoạt động nổi bật nhất của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2003 đến cuối tháng 09 năm 2006 là đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc phục vụ kịp thời và có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chúng ta cùng tham khảo số liệu hoạt động của các NHTM Long An qua các biểu sau:

Bảng2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN (2003-30/09/2006)

Đơn vị: tỷ đồng So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 CHỈ TIÊU 31/12/03 31/12/04 31/12/05 30/09/0 6 So sánh tháng9/ 06 với cùng kỳ năm trước( %) Sốtuy ệt Đối Số tương đối % Số tuyệt đối Số tương đối % NGUỒN VỐN HUYĐỘNG 2.157 2.512 3.030 3.265 9,12% 355 16,46% 518 20,62 % Trong đó: Nội tệ 2.132 2.451 2.956 3.172 8,19% 319 14,96% 505 20,60 %

Ngoại tệ 25 61 74 93 55%

36 144,0% 13

21,31% %

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 26 - 28)