Nguyên nhân của những tồn tại:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 50 - 52)

4. Kết quả kinh doanh

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại:

- Hiệu quả của các phương án kinh doanh là cơ sở vững chắc để đảm bảo chất lượng tín dụng nhưng hầu hết cán bộ tín dụng trong khâu xét duyệt cho vay không tính toán dự án đầu tư chỉ căn cứ vào tài sản thế chấp và cầm cố để xác định mức cho vay phù hợp. Vì vậy, tiền vay phát ra có thể thừa hoặc thiếu so với nhu cầu của dự án. Nếu cho vay thừa thì số thừa khách hàng sẽ sử dụng vốn sang mục đích khác, còn nếu thiếu thì khách hàng phải đi vay ở bên ngoài và khi bán được hàng hoá thì họ sẽ trả nợ cho bên ngoài với lãi suất cao trước, thiệt thòi vẫn thuộc về phía ngân hàng, làm chất lượng tín dụng giảm và gia tăng rủi ro.

-Thẩm định, kiểm tra phương án vay vốn là yếu tố quyết định món vay đó có được đảm bảo khả năng trả nợ hay không, nhưng một số cán bộ do nghiệp vụ chuyên môn kém, đạo đức nghề nghiệp sa sút chỉ dựa vào mối quan hệ quen biết để cho vay không xem xét kỹ phương án vay vốn. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng .

- Mở rộng mạng lưới ngân hàng và sự ra đời của các NHTM cổ phần là nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế tỉnh nhà trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, cho vay chồng chéo lẫn nhau làm giảm chất lượng tín dụng.

- Do cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nên khi khách hàng không trả được nợ, phải gia hạn nợ thậm chí còn phải gia hạn nhiều lần làm nợ bị tồn đọng. Chính vì lẽ đó mà việc cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ cho vay là chưa đạt hiệu quả và chưa có tầm nhìn chiến lược vì lãi suất cho vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất cho vay dài hạn, nên chưa tối đa hoá được lợi nhuận và có thể ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản.

- Hầu hết là cán bộ tín dụng trẻ nên kinh nghiệm thực tế còn hạn chế cho nên việc định giá tài sản, dự đoán khả năng hoạt động của khách hàng còn gặp nhiều khó khăn.

- Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp hầu hết là phải đi vay. Vì vậy khi các doanh nghiệp gặp khó khăn không trả được nợ cho ngân hàng thì rủi ro của các doanh nghiệp lại trở thành rủi ro cho ngân hàng.

- Đối với các động sản làm đảm bảo tiền vay là phương tiện đi lại bằng xe cộ, tàu thuyền, xà lan trên sông ...nếu khách hàng có mua bảo hiểm thân tàu khi có vấn đề xảy ra ngân hàng cũng không chắc chắn thu được tiền bảo hiểm. Vì số tiền bảo hiểm còn phụ thuộc rất lớn vào sự đánh giá thiệt hại của công ty bảo hiểm chưa kể là nếu tàu thuyền..bị mất sẽ không được thanh toán bảo hiểm.

Nhìn chung, thực trạng hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An thời gian qua đã mang lại những kết quả nhất định trong việc tăng trưởng vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ các thành phần kinh tế tỉnh nhà.

Tuy nhiên, hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An, cần phải thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, khắc phục triệt để những tồn tại, thiếu sót trên cơ sở phát huy hơn nữa những mặt tích cực, góp phần tạo nên những động lực mạnh mẽ đưa hoạt động của các NHTM trên địa bàn ngày càng mở rộng, ổn định, an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)