a. Tiền gửi tiết kiệm
2.3.4.1. Dư nợ theo thời gian:
Các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An đã phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, vai trò của mình từ năm 2003 đến tháng 09 năm 2006. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về vốn ngắn hạn, cũng như trung dài hạn trên địa bàn với số liệu cụ thể sau:
Bảng 2.7. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LONG AN. (2003-30/09/2006) Đơn vị: tỷ đồng 31/12/03 31/12/0 4 31/12/30/09/06 30/09/06 so với SO SÁNH SO SÁNH 2005/2004 CHỈ TIÊU 2004/2003
05 cùng kỳ
năm trước Số tuyệtđối Số tương Số tuyệt đối Số tương đối % đối% 25,30 % 19,75 % Tổng dư nợ 3.986 4.995 5.982 6.681 16,47% 1.009 987 3.32 8 4.11 9 33,47 % 23,77 % +Dư nợ ngắn hạn 2.493 4.623 20,8% 835 791
+Dư nợ trung dài
hạn 1.493 1.667 1.863 2.058 9,3% 174 11,65% 196 11,7%
(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình dư nợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An tăng cao qua các năm:
Năm 2004 dư nợ cho vay đạt là 4.995tỷ đồng, tăng1.009 tỷ đồng (+25,3%) so với năm 2003. Năm 2005, dư nợ cho vay là 5.982tỷ (+19,75%) so với năm 2004. Đến tháng 09 năm 2006, tổng dư nợ đạt 6.681 tỷ đồng, tăng 16,47% so với cùng kỳ năm trước.
Dư nợ ngắn hạn năm 2004 là 3.328 tỷ đồng, tăng với tốc độ khá cao là 33,47% so với 2003. Song song với sự gia tăng dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung dài hạn năm 2004 cũng tăng 174 tỷ đồng, vớiû tốc độ là 11,65%.
Năm 2004 dư nợ ngắn hạn tăng cao nguyên nhân là do năm 2003 một số doanh nghiệp nhà nước lớn trên địa bàn làm ăn thua lỗ, nợ ngân hàng bị đóng băng, làm chất lượng tín dụng giảm sút nghiêm trọng, nên bước sang năm 2004, các NHTM trên địa bàn đã đa dạng hóa các đối tượng đầu tư, tìm kiếm khách hàng mới với hy vọng nâng dư nợ cho vay để giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Đây là một giải pháp mạo hiểm, mang lại nhiều rủi ro cho các NHTM. Nhưng trước tình trạng một số NHTM có nợ quá hạn quá cao. Nên các NHTM phải mạo hiểm bằng cách cho vay mọi thành phần kinh tế để nâng dư nợ cho vay, đặc biệt là dư nợ ngắn hạn để giảm tỷ lệ nợ quá hạn của các chi nhánh NHTM trên địa bàn.
Đến năm 2005, dư nợ của các NHTM trên địa bàn là 5.982 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 là 987 tỷ đồng với tốc độ tăng là 19,75%. Trong đó, các thể loại cho vay cũng tăng lên nhưng không đồng đều. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn vào năm 2005 đạt 4.119tỷ đồng, tăng lên 791 tỷ đồng, với tốc độ tăng là 23,77% so với
năm 2004. Điều này chứng tỏ, các NHTM sau khi nóng vội tăng trưởng dư nợ một cách ào ạt ở năm 2004, đã tự nhìn lại chính sách đầu tư tín dụng của mình: Tăng trưởng dư nợ phải đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn và hiệu quả, phải nằm trong tầm kiểm soát được rủi ro, không nên mạo hiểm sẽ gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó dư nợ trung dài hạn năm 2005 đạt 1.862tỷ đồng, tăng so với năm 2004 là 196tỷ đồng, với tốc độ tăng là 11,7%.
Nhưng nếu xét cụ thể thì từ năm 2003 đến cuối tháng 09 năm 2006, trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ từ 30% trở xuống. Đây là một tỷ lệ khiêm tốn, cần nâng cao hơn nữa trong tương lai.
Biểu đồ5: Dư nợ cho vay phân theo ngắn, trung dài hạn:
0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 2003 2004 2005 T9/2006 Nganhan Trungdaihan (Nguồn: Báo cáo của chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh Long An)
Qua biểu đồ 5, chúng ta thấy dư nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể là năm 2004, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 33,3%, năm 2005 dư nợ trung dài hạn chiếm 31% tổng dư nợ cho vay. Đến tháng 09 năm 2006, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 30% tổng dư nợ cho vay.Theo quy định tại Quyết định 457/2005/ QĐ – NHNN thì tỷ lệ cho vay trung dài hạn của các NHTM có thể chiếm đến 40%. Vì vậy, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cần tìm kiếm những khách hàng uy tín để mở rộng dư nợ cho vay trung dài hạn vì cho vay trung dài hạn sẽ giữ được dư nợ ổn định, lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn so với cho vay ngắn hạn nên hiệu quả kinh doanh của NHTM sẽ cao hơn.
Mặc dù còn nhiều rủi ro khi mở rộng dư nợ đầu tư tín dụng trên địa bàn, nhưng với tốc độ tăng dư nợ ngắn, trung dài hạn của các NHTM trên địa bàn đã cho ta thấy được tín hiệu khả quan của các NHTM trên địa bàn trong việc góp phần đầu tư phát triển kinh tế địa phương.