Giải pháp ở tầm vĩ mô:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 54 - 57)

4. Kết quả kinh doanh

3.2.1. Giải pháp ở tầm vĩ mô:

* Về phía Chính Phủ.

- Chính Phủ phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo nên một hành lang pháp lý ổn định, đồng bộ, hiệu quả và minh bạch thúc đẩy công cuộc cải cách hành chánh để tạo một thị trường là sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi cá thể, pháp nhân, mọi thành phần kinh tế.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về luật ngân hàng bao gồm Luật NHNN, Luật Các Tổ chức tín dụng phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

hiện nay. Cần phải có sự đồng bộ giữa luật ngân hàng và các luật khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Cần tạo một hành lang pháp lý bình đẳng, nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, đảm bảo an toàn hiệu quả của hệ thống ngân hàng.

- Mỗi chủ trương chính sách tài chính tiền tệ khi đã chuẩn hoá trong bộ luật cần được thực hiện nghiêm túc theo luật. Trường hợp cần phải có bước quá độ, chưa thể chuẩn hoá ngay theo luật thì đòi hỏi phải có văn bản chỉ đạo cụ thể của Thủ tướng Chính Phủ.

* Về phía Ngân hàng Nhà nước.

NHNN Việt nam cần xây dựng các thể chế liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế như: các chuẩn mực kế toán, phân loại nợ ...để các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An từng bước quen dần với tập quán hoạt động phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

- NHNN cần chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng, không ngừng cải cách hệ thống của ngân hàng Nhà Nước phù hợp với cải cách hành chánh. Trong đo,ù đổi mới phương pháp thanh tra giám sát ngân hàng theo hướng tập trung trên cơ sở quản trị rủi ro và các yêu cầu của ngân hàng thương mại, tăng cường kiểm soát nội bộ và mục tiêu cuối cùng là tăng tính minh bạch và giám sát.

-NHNN cần có sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn hiện nay của các NHTM nói chung và các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng về: các tỷ lệ đảm bảo an toàn, về việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, cũng như các quy định giao dịch khác.

- Nâng cao vai trò thanh tra giám sát; kiện toàn hệ thống thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, có cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất, đưa ra các chỉ tiêu thanh tra, giám sát đúng vai trò của NHNN, với mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng.

- Hoàn thiện mạng lưới thông tin, đặc biệt là chương trình thông tin về hội nhập trên mạng internet để giúp các NHTM cập nhật các thông tin tài chính, tiền tệ và đặc biệt là cần có kế hoạch đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng.

- Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vu,ï chức năng của Ngân hàng Nhà Nước nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô nhà nước nhất là việc điều hành và thiết lập chính sách tiền tệ quốc gia.

* Đối với các Bộ, Ban ngành có liên quan.

- Chính Phủ cùng với các Bộ, Ban, ngành, chính quyền địa phương có giải pháp nhanh chóng triển khai hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì với thực trạng của các doanh nghiệp hiện nay hầu hết là có vốn tự có thấp, không đủ điều kiện về tài sản, uy tín để tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, hoạt động trong môi trường pháp lý chưa thật sự đồng bộ có nhiều kẻ hỡ; Một số doanh nghiệp làm ăn không đúng đắn, lợi dụng để lừa đảo. Vì vậy, sự cẩn trọng của ngân hàng đối với các thành phần này là điều cần thiết. Do đó cần phải có sự bảo lãnh của một tổ chức có uy tín, có thực lực là quỹ bảo lãnh tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn, đồng thời nó còn là một giải pháp giảm thiểu rủi ro cho các NHTM trên địa bàn.

- Các cơ quan chủ quản như Bộ tài chính, Chính quyền địa phương cần ban hành quy chế để quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp tư nhân về chế độ báo cáo tài chính, hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các NHTM chi nhánh tỉnh Long An tiếp cận với những thông tin này để có cơ sở quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp.

- Sở Tài nguyên môi trường cần đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ, quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu các loại tài sản nhằm giúp cho khách hàng có thể sử dụng các giấy tờ này trong quan hệ tín dụng với ngân hàng khi cần thiết.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh có giải pháp chỉ đạo kiên quyết và tập trung xử lý nợ quá hạn và dứt điểm các khoản nợ tồn đọng của ngân hàng.

- Cần kiên quyết sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An chỉ để tồn tại những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, những doanh nghiệp thực sự cần thiết cho dân sinh, tạo điều kiện cho các NHTM chi nhánh Long An đầu tư vào mọi thành phần kinh tế để mở rộng tín dụng, phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Hỗ trợ ngân hàng trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục vay vốn cũng như công tác thu hồi nợ, xử lý nợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Cần phải phối hợp với toà án, tổ chức thi hành án đối với các món nợ đã có quyết định của toà án đến lúc phải phát mãi tài sản thế chấp.

- UBND tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNN bị phá sản trên địa bàn nhanh chóng bán hay thanh lý tài sản thế chấp tại các NHTM như : Trụ sở và máy móc thiết bị của Công ty Dệt Long An …để các NHTM trên địa bàn như Ngân hàng Công thương chi nhánh Long An, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Long An sớm thu hồi nợ quá hạn đã bị đóng băng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An để góp phần phát triển kinh tế địa phương (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)