Trong bài học vừa rồi, có một đoạn chỉ dẫn về phương pháp làm cho trí an tinh. Nhưng điều kiện quan trọng trước hết là phải nhận đinh sáng suốt và hiểu biết đia vi của chúng ta trong vũ trụ.
Chúng ta là một phần tử trong Sự Sống vĩ đại duy nhất, không có sự thất bại và cũng không khi nào Sinh lực bi hao tổn. Sự Sống vĩ đại duy nhất này “đặt để
vạn vật trong trật tự một cách dũng mãnh và yêu thương”, đưa các thế giới
đến mục tiêu đã đinh sẵn. Nếu quan niệm rằng đời sống nhỏ bé của chúng ta là một cái Ta riêng biệt, độc lập, đang tranh đấu với vô số cái Ta khác cũng riêng biệt và độc lập, thì quả thật là một ảo tưởng rất bi đát. Khi nào chúng ta còn quan niệm thế giới và cuộc đời như thế đó, thì sự an tinh đối với chúng ta còn xa vời lắm, không thể nào với tới tháp cao vòi vọi ấy được. Khi chúng ta cảm thấy và hiểu biết rằng tất cả chúng sinh là một, thì tâm hồn chúng ta sẽ được an tĩnh đời đời.
Tất cả nỗi sầu muộn khốn khổ tạo ra đều do sự suy tưởng về chính mình như những đơn vi riêng biệt, rồi trí óc chúng ta quay cuồng và chỉ tưởng nghĩ đến quyền lợi riêng, mục đích riêng, vui riêng, buồn riêng của ta mà thôi. Những người ích kỷ như vậy sống một đời sống rất thấp thỏi, họ là người bất mãn nhiều nhất, họ luôn luôn tìm cách này thế kia để chiếm đoạt tài sản cho nhiều và chồng chất những của cải vô ích đó trong tâm hồn.
Một số người khác thì tự nâng cao đời sống cá nhân mình và chỉ biết lo tiến bộ một mình. Họ là người tốt, đứng đắn, nhưng lúc nào cũng lo lắng và không hài lòng. Họ suy xét, đắn đo mãi rồi tự hỏi :chẳng biết năm rồi tôi có tiến bộ không ? Năm nay tôi có hiểu biết nhiều hơn năm ngoái không ? Họ luôn luôn lo ngại sự tiến bộ của họ chưa được vững chắc, họ chỉ biết nghĩ đến sự lợi ích riêng cho bản thân của họ mà thôi.
Kẻ nào chỉ lo nghĩ để thỏa mãn riêng cho mình, dù cho sự thỏa mãn ấy có tính cách cao thượng chăng nữa thì kẻ ấy cũng không tìm thấy sự an tĩnh. Sự antĩnh chỉ đạt được khi nào hết chấp ngã phân biệt tức là chúng ta từ bỏ cái Ta riêng biệt và trở về với Bản ngã Duy nhất, là cái Một, là Chơn ngã. Chơn ngã biểu hiện trong mọi giai đoạn tiến hóa, giai đoạn của chúng ta hiện thời và cũng y như các thế hệ của những người khác.
Trong khi kẻ chí nguyện còn bi những dục vọng thấp hèn ràng buộc và lôi cuốn thì sự ham muốn tiến bộ về tinh thần vẫn còn giá tri, song y cần phải nỗ lực giải thoát khỏi ách dục vọng đam mê để tiến triển về tâm linh. Nếu ta còn chấp ngã phân biệt thì không thể hưởng được hạnh phúc. Chỉ khi nào dứt bỏ chấp ngã và xem Ðại ngã như đối tượng của tình thương mà ta đang sống trong cõi này thì chúng ta mới đạt được hạnh phúc. Ngay trong đời sống hằng ngày, người nào không ích kỷ thì người đó hạnh phúc nhất. Người không ích kỷ thường là người quên mình, lo giúp đời, người ấy chỉ biết lo cho người khác hưởng hạnh phúc. Trái lại, những kẻ bất mãn là những kẻ luôn luôn lo tìm hạnh phúc riêng cho mình.
Ta là Chơn ngã, vì vậy ta phải xem những cái vui cái khổ của kẻ khác cũng là cái vui cái khổ của chính ta vậy. Muốn cảm thấy được điều này chúng ta phải học cách sống làm sao cho toàn thể vũ trụ được chia sớt sự sống đang luân chuyển qua chúng ta, như thế mới học được Bí quyết của sự An tĩnh. “Sự An tinh đạt
được thì mọi dục vọng đang ở trong người chảy cuồn cuộn như dòng sông tuôn ra biển cả tràn trề nước, nhưng biển cả vẫn thản nhiên, không biết đến ham muốn” . Con người càng nhiều dục vọng thì càng khao khát hạnh phúc,
nghĩa là càng vô phúc khốn khổ. Bí quyết của sự An tĩnh là hiểu biết mình là Chơn ngã và sự suy tư “Chơn ngã là Tôi, Tôi là Chơn ngã”, giúp thân tâm chúng ta an lạc, chấm dứt phiền não, không còn lo ngại gì cả.