Bây giờ chúng ta trở lại với Người hiểu biết kém mở mang của chúng ta.
Khi ký ức vừa hoạt động thì tiên đoán theo liền rất mau lẹ, vì tiên đoán chỉ là trí nhớ được đưa ra trước.
Lạc thú xưa kia chúng ta được hưởng, nay nhớ lại muốn có thú vui ấy để hưởng nữa thì gọi là ký ức, còn khi trí tưởng nghĩ thấy được đối tượng ở ngoại giới và sự vui thích liền theo, thì đó là tiên đoán. Hình ảnh của đối tượng và hình ảnh của vui thích liên lạc với nhau, cả thảy đều trụ vào Người hiểu biết, nếu gia thêm vào sự chiêm niệm yếu tố thời gian quá khứ và tương lai thì sự chiêm niệm này thành ra có hai tên gọi. Ðó là ký ức và tiên đoán:
1- Ký ức là sự chiêm niệm có thêm ý tưởng quá khứ. 2- Tiên đoán là sự chiêm niệm có thêm ý tưởng tương lai.
Có nghiên cứu các sự kiện này, chúng ta mới hiểu được câu châm ngôn sâu sắc của Ðại sư Patanjali, mà các đệ tử theo pháp môn Yoga đều phải chận đứng “sự biến đổi của tư tưởng”. Xét theo quan điểm của Huyền bí học, mỗi lần tiếp xúc với Vô ngã, thì cái trí đều thay đổi. Một phần chất liệu của thể trí được dùng để tạo thành việc bố trí lại hình ảnh ấy, chúng ta có tư tưởng về phương diện “hình thể”. Tương ứng với điều này, sự rung động phát sinh từ chính Người hiểu biết và những sự biến đổi ấy xảy đến trong nó tạo thành tư tưởng về phương diện “sự sống”.
Chúng ta nên nhớ rằng mối liên kết ấy do công việc riêng biệt của Người hiểu biết có phụ thêm vào hình ảnh, và sự bổ túc này biến đổi hình ảnh thành tư tưởng. Những hình ảnh trong thể trí rất giống đặc tính các ấn tượng tạo trên kính ảnh do làn sóng dĩ thái từ bên ngoài quang phổ đến, có tác dụng hóa học trong chất muối bạc biến đổi tính chất làm cho hình ảnh đối tượng hiện lên trên kính ảnh. Thể trí cũng mường tượng như kính ảnh, các chất của thể trí sắp đặt để kiến tạo lại các hình ảnh đối tượng mà nó tiếp xúc được. Khi Người hiểu biết nhận thấy những hình ảnh ấy do những rung động khêu gợi từ tâm thức, chúng liền xem xét các hình ảnh ấy trong chốc lát rồi bắt đầu kiến tạo và sửa đổi những hình ảnh đó bằng những rung động của y phát ra. Theo đinh luật đã diễn giải ở giai đoạn trước, năng lực thường hướng theo con đường ít trở ngại để Người hiểu biết uốn nắn các hình dáng ấy và sửa đi đổi lại mãi, để tạo thành những hình ảnh của hình ảnh và tàng trữ cho đến khi gặp được yếu tố thời gian làm tái hiện hình ảnh ấy tùy dĩ vãng hay tương lai mà chúng ta gọi là “ký ức” hay “tiên đoán”.
Sau hết, tư tưởng cụ thể chỉ là sự lập lại các kinh nghiệm hằng ngày trong vật chất tinh vi hơn, với sự khác biệt này, Người hiểu biết có thể ngưng hoặc thay đổi sự liên tục các hình ảnh ấy, hoặc lập lại nhanh chậm tùy ý. Y có thể giữ lại
bất kỳ một hình ảnh để mơ tưởng hay xem xét lúc nào tùy thích, mặc dù có nhiều việc y đã kinh nghiệm rồi, nhưng lại quên phứt, vì bi lôi cuốn theo bánh xe thời gian vận chuyển không ngừng với một tốc độ không tăng, không giảm. Y cũng có thể làm cho thời gian trôi qua mau hay chậm tùy ý, nhưng chỉ hoạt động trong lãnh vực riêng biệt của y, cũng như Thượng Ðế hoạt động cho thế giới của Ngài. Tuy nhiên, y không tránh khỏi sự liên tục là bản chất của thời gian, nếu y còn bi chướng ngại vật chất ràng buộc, thì không thể hiệp nhất với
tâm thức của Thượng Ðế.