SUY TƯỞNG VÀ NGƯNG SUY TƯỞNG

Một phần của tài liệu QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG doc (Trang 70 - 72)

Công phu luyện tập suy tưởng và ngưng suy tưởng đem lại cho chúng ta một sức mạnh phi thường. Trong lúc suy tưởng, chúng ta phải tập trung trí não, cố gắng dùng toàn lực để suy tư. Nhưng khi suy tư xong, chúng ta đừng nghĩ ngợi gì đến việc ấy nữa, phải quênhẳn nó đi, đừng cho nó lảng vảng gần trí của chúng ta, phải lánh xa nó như tàu thuyền tránh đá ngầm vậy. Ðừng khi nào để cho guồng máy chạy không, vì như vậy chẳng những vô ích mà còn làm cho các bộ phận máy móc mau mòn. Cũng như khi chúng ta suy tưởng xong rồi, nếu ta còn để bộ máy vô giá của trí tuệ suy nghĩ vẩn vơ, chẳng những không ích lợi mà còn làm cho trí óc chậm lụt và bạc nhược. Chúng ta hãy luyện tâm ngưng suy tưởng, tức là tập cái trí yên lặng, đừng nghĩ gì hết. Giữ được tâm ngưng suy tưởng là có được một bảo vật vô giá. Nếu như tay chân mệt mỏi, chúng ta nằm nghỉ xả gân cốt, thì mau phục hồi sức khỏe. Trí của chúng ta cũng vậy, nếu có mệt mỏi thì đừng suy tư nữa, hãy để nó nghỉ ngơi thảnh thơi thì trí óc sẽ tươi tắn ngay. Suy nghĩ liên tục là rung động liên tục, và rung động liên tục là lãng phí liên tục, là tự mình làm cho mình mệt mỏi không ngớt. Những kẻ hay mệt mỏi, đau yếu và già trước tuổi, thường là những kẻ hoang phí năng lực vô lối. Trái lại, người biết giữ tâm ngưng suy tưởng, không suy nghĩ vu vơ, thì tâm trí cường tráng và sống lâu.

Thật ra, “ngưng suy tưởng” nói dễ nhưng làm khó, có lẽ trăm ngàn lần khó hơn suy tư. Vì vậy, lúc ban đầu, mỗi lần ta tập luyện, nên để trí trống không chừng một hai phút mà thôi, chờ đến khi nào trở thành thói quen rồi ta sẽ tăng thêm thời gian, vì phải cố công lắm chúng ta mới có thể giữ được trí yên tinh.

Người sơ cơ, sau khi tham thiền một vấn đề gì, lúc xả thiền, đừng tưởng nghĩ đến việc gì hết, nếu có ý nghĩ nào lảng vảng trong trí, phải lập tức gạt bỏ liền. Phải cương quyết tống khứ nó đi, đừng để nó bén mảng quấy nhiễu; nếu cần, hãy nghĩ đến sự trống không, như trong bước đầu, hành giả chỉ cố gắng giữ tâm yên lặng và thấy toàn một màu đen tối mà thôi.Nếu hành giả trì chí theo phương pháp trên đây thì tâm trí ngày càng trở nên sáng suốt và cảm giác an lạc sẽ khuyến khích hành giả học tập kiên trì thêm. Ðừng quên rằng chận đứng tư tưởng khi nó hướng về ngoại cảnh là điều kiện giúp cho nó hoạt động ở trên những cõi cao hơn. Khi tâm yên tĩnh, nếu những hình ảnh chấp nối của hành động trong quá khứ không còn tái hiện nữa, thì tâm thức mới có thể loại bỏ cái xác thân ở cõi trần và tự do hoạt động trong cõi riêng của tâm thức. Kẻ nào mong mỏi thực hiện bước đầu tiên này trong kiếp hiện tại, thì phải biết giữ tâm ngưng suy tưởng, vì ở cõi trần chỉ có kẻ nào làm chủ được sự “biến đổi của tư tưởng” thì kẻ ấy mới giải thoát và tiến đến cõi trên.

Một phương pháp nữa để giữ cho thân trí được yên ổn là thay đổi tư tưởng – cách này dễ làm hơn giữ tâm ngưng suy tưởng rất nhiều. Kẻ nào tưởng nghĩ bền bỉ, song chỉ biết suy nghĩ theo một việc đã quen thuộc mà thôi, thì nên tạo một việc khác hẳn với công việc quen làm, để có thể xoay tâm trí vào công việc mới mẻ ấy mà nghĩ ngợi.

Ông Willam Ewart Gladstone (1809 – 1898) khi trở về già thì tư tưởng của ông lại càng mới mẻ trẻ trung phi thường. Một phần lớn là nhờ kết quả của sự hoạt động trí thức trong đời sống ở nhiều môn học khác biệt. Ông là một chính tri lỗi lạc, hoạt động rất hăng hái. Tuy nhiên, trong lúc rảnh rỗi, ông hằng để tâm nghiên cứu về thần học và trau giồi ngoại ngữ Hi lạp. Thật ra, về cổ ngữ Hi lạp của ông thì tôi không đủ năng lực để nói vì tôi không rành môn này, song kiến thức của ông về thần học thì không sâu sắc lắm, dĩ nhiên những lý đoán về thần học của ông để lại cho đời không được phong phú mấy. Tuy vậy, nhờ sự học hỏi, nghiên cứu thần học và tiếng Hi lạp mà ông giữ được trí óc cường tráng cho đến ngày ông nhắm mắt. Trái lại, ông Charles Darwin (1809 – 1882) khi trở về già, hối tiếc rằng ngoài ngành chuyên môn, ông không chiu nghiên cứu học hỏi thêm những vấn đề khác mà ông ưa thích, vì thế mà một phần khả năng của ông trở nên thoái hóa vì không dùng đến. Văn chương và mỹ thuật đối với ông không hấp dẫn gì cả, ông nhận thức rõ rệt rằng ông đã tự

khép mình vào khuôn khổ chật hẹp để riêng lo nghiên cứu theo chiều hướng của một môn học mà thôi.

Vì thế, mỗi người trong chúng ta, thỉnh thoảng cần phải thay đổi ý nghĩ và công việc làm. Nếu ta chỉ nghĩ mãi về một công việc, lâu ngày thành lệ, thì trí óc ta chậm lụt, không thể suy nghĩ việc khác được và ta sẽ thành người hủ lậu. Cũng như nhà văn chuyên nghiệp, cứ theo một chiều hướng quen thuộc, lâu ngày đầu óc mệt mỏi, văn cùn, ý cạn, ngọn bút trở thành lạc hậu.

Ðiều quan trọng đặc biệt là có nhiều người cả đời mảng lo sống thực tế và chỉ biết làm một công việc hợp với khả năng mình. Họ không chiu hoạt động để học hỏi thêm một vài môn khác như mỹ thuật, khoa học hay văn chương là những môn có thể giúp họ giải trí lành mạnh và thanh nhã hơn. Bởi vậy, làm người, nhất là các bạn trẻ, cần phải nghiên cứu học hỏi như thế trong khi bộ óc còn cường tráng và hoạt động hăng hái, đừng chần chờ, đừng đợi đến sức cùn lực tận rồi hối tiếc thì đã muộn. Khi trở về già, các bạn sẽ thấy sự học hỏi thêm đem lại cho bạn những nguồn tài nguyên phong phú dồi dào, làm bạn nổi bật lên và chói sáng trong những năm tàn. Nếu bạn biết giữ gìn trí não trẻ trung bằng cách thay đổi công việc làm để cho trí óc được nghỉ ngơi, thì hình dáng dẽo dang sẽ giữ gìn được lâu dài.

Một phần của tài liệu QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG doc (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w