Thời gian gần đây độc tố trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng không thể xem nhẹ. Trên thực tế đã có rất nhiều những vụ ngộ độc xảy ra và nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người tiêu dùng. Lối sống của người tiêu dùng thay đổi và các xu hướng xã hội đang diễn ra ở các nước trên thế giới khi dân số trở nên già hơn và giàu có hơn. Những thay đổi kiểu sống của người tiêu dùng ngày càng cao, nhu cầu về chất lượng và an toàn ngày càng tăng. Tự do thương mại và thương mại toàn cầu tăng. Gia tăng các siêu thị. Gia tăng sự chi phối của các siêu thị toàn cầu – các dây chuyền cung cấp đến chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm. Nhập khẩu/xuất khẩu tăng trong xu thế hội nhập. Các cộng đồng đòi hỏi tính trách nhiệm với nhau giữa người sản xuất-mua bán- tiêu dùng.
Vậy làm thế nào để người tiêu dùng có thể yên tâm và tin tưởng chất lượng các sản phẩm rau quả. Làm thế nào để các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có được lợi thế trên sân nhà khi chúng ta đã và đang mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hàng nông sản nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam. Và làm thế nào để sản phẩm nông nghiệp của chúng ta có thể vươn ra thị trường thế giới, tận dụng lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế đất nước. Đó là những vấn đề thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung cần phải giải quyết. Theo sau diễn đàn khuyến nông và những hội nghị phát triển nông sản Việt Nam. Một trong những kết luận rút ra từ những cuộc họp này là phải áp dụng qui trình nông nghiệp an toàn (Good Agriculture Practices: GAP) trong sản
xuất nông nghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu.