KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận (Trang 110 - 113)

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

1. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

1.1 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương

Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, trong khi thực trạng chung của ngành hàng thanh long Việt Nam hiện nay còn yếu về nhiều mặt. Do đó rất cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương để thanh long của Việt Nam nói chung cũng như thanh long Bình Thuận nói riêng có thể đứng vững trên thị trường toàn cầu, em xin kiến nghị một số ý kiến sau:

- Nhà nước, chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, thâm nhập thị trường, tìm hiểu khách hàng, tổ chức các cuộc hội thảo tại nước ngoài nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tại Bình Thuận như: hướng dẫn về kỹ thuật ngoại thương (ký kết hợp đồng xuất khẩu, các phương thức vận chuyển giao hàng, hướng dẫn các thủ tục cần thiết để lập hồ sơ chứng từ thanh toán, chứng từ hưởng ưu đãi thuế quan,…); hướng dẫn hồ sơ thủ tục nhằm thực hiện tốt các Hiệp định thương mại mà Việt Nam có tham gia-áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sản phẩm hàng hóa.

- Thu hút đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ trái thanh long nhằm giải quyết đầu ra cho nguồn nguyên liệu dồi dào, làm giảm áp lực thị trường, nhất là thời điểm thu hoạch rộ trong mùa chính vụ. Thu hút đầu tư nhà máy chiếu xạ, xử lý nhiệt đáp ứng kỹ thuật bắt buộc để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản.

- Các Sở ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, thực hiện tốt chức năng của mình, tham mưu đề xuất giải quyết kịp thời các kiến nghị của người sản xuất, của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sản xuất-kinh doanh thanh long bền vững.

1.2 Đối với Hiệp hội thanh long Bình Thuận

- Vận động, thu hút hội viên tham gia vào hội, gắn kết các đối tượng trong chuỗi cung ứng. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu ngành hàng thanh long. Mở rộng thị

trường trong và ngoài nước. Giúp hội viên sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bền vững, tăng thu nhập. Quan hệ hợp tác, thu hút sự hỗ trợ về vật chất và phi vật chất của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ để tăng cường năng lực hoạt động. Tuyên truyền, phát triển hội viên theo hướng kết nạp những hội viên mới có chất lượng. Xây dựng bộ máy của Hiệp hội có tổ chức phù hợp với sự phát triển của ngành hàng.

- Tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ thương mại, các đoàn đi tìm thị trường trong và ngoài nước. Giới thiệu khách hàng cho hội viên thu mua, xuất khẩu. Thực hiện tuyên truyền hướng dẫn sử dụng chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận. Cung cấp thông tin giúp hội viên định hướng hoạt động theo sát các yêu cầu của thị trường, đạt hiệu quả cao. Thường xuyên cập nhật những thông tin mới cho trang Web của Hiệp hội để quảng bá, giới thiệu về ngành thanh long Bình Thuận.

2. KẾT LUẬN

2.1 Những kết quả đạt được của đề tài

Nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của Cô Nguyễn Thị Kim Anh và từ phía Hiệp hội thanh long, Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận em đã hoàn thành đề tài “Hoàn thiện chuỗi cung ứng cho mặt hàng thanh long Bình Thuận”. Đề tài đã đạt được những kết quả sau:

- Thứ nhất là, đề tài đã giải quyết được mục tiêu chính là đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng này.

- Thứ hai là, đề tài đã tìm hiểu được đặc điểm của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng, sự phân phối lợi ích giữa các bên liên quan.

- Thứ ba là, đề tài đã tìm hiểu được một số xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thanh long. Qua đó có thể giúp các đối tượng hoạt động trong chuỗi hiểu rõ thêm nhu cầu của người tiêu dùng từ đó đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của họ và có được những quyết định đúng đắn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song đề tài không tránh khỏi những hạn chế. Đó là:

- Thứ nhất là, do hạn chế về thời gian và tài chính nên đề tài chưa sử dụng một phương pháp phân tích số liệu tổng hợp bằng các phần mềm hiện đại nào, mới chỉ dừng lại ở việc thống kê mô tả. Mẫu thu thập còn nhỏ nên tính đại diện không cao.

- Thứ hai là, do điều kiện hạn chế thông tin về doanh nghiệp nhập khẩu và nhà phân phối hải ngoại nên đề tài chưa tìm hiểu được lợi ích chi phí của các đối tượng này và chưa biết được vai trò của họ ra sao đối với việc phát triển thanh long Bình Thuận.

- Thứ ba là, đề tài chưa đưa ra được những sự khác biệt về xu hướng tiêu dùng, sở thích,... của hai thị trường nghiên cứu mà mới chỉ ra được một số điểm khác nhau cơ bản. Vì vậy, chưa đưa ra được giải pháp cụ thể phát triển thị trường nội địa.

2.3 Đề xuất hướng nghiên cứu mới

Qua quá trình nghiên cứu đề tài với những kết quả đạt được cùng với những hạn chế của đề tài, em xin mạnh dạn đưa ra một vài hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

Thứ nhất, sử dụng những công cụ phân tích sâu hơn để có thể thấy được sự ảnh hưởng rõ rệt hơn của các đối tượng liên quan trong chuỗi và mối quan hệ giữa các đối tượng ấy.

Thứ hai, phân tích sâu hơn nữa về tác động của các đối tượng trong chuỗi cung ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng, sản phẩm của người tiêu dùng trong nước, cũng như khách hàng nước ngoài.

Thứ ba, khi nghiên cứu chuỗi cung ứng mà sản phẩm được phân phối tại nhiều khu vực văn hóa khác nhau thì nên nghiên cứu thêm các thị trường khác để qua đó thấy được sự khác nhau giữa các thị trường. Từ đó có những giải pháp cụ thể hơn và nâng cao tính ứng dụng của đề tài hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận (Trang 110 - 113)