Giải pháp xây dựng mô hình HTX thanh long kiểu mới “Nhóm sản xuất và tiếp thị”.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận (Trang 103 - 106)

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam.

3.1.Giải pháp xây dựng mô hình HTX thanh long kiểu mới “Nhóm sản xuất và tiếp thị”.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG THANH LONG BÌNH THUẬN

3.1.Giải pháp xây dựng mô hình HTX thanh long kiểu mới “Nhóm sản xuất và tiếp thị”.

và tiếp thị”.

Hợp tác trong các hoạt động sản xuất và đời sống bao giờ cũng là sự cần thiết khách quan trong xã hội con người. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức muốn tồn tại và phát triển bền vững trước các rủi ro của thiên nhiên, trong các hoạt động kinh tế, xã hội đều cần hợp tác với nhau dưới nhiều hình thức thích hợp.

Trong nền kinh tế tự túc, tự cấp trước đây, các hình thức hợp tác đã tồn tại nhằm giải quyết “đầu vào” của kinh tế hộ. Ngày nay, các tổ chức hợp tác trước hết là của những người lao động kém thế lực, nhằm giúp họ tồn tại có hiệu quả hơn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trước những hoàn cảnh thiên nhiên không thuận lợi.

Diện tích sản xuất thanh long ở Bình Thuận nhỏ lẻ, theo kết quả điều tra 300 hộ trồng thanh long trên địa bàn tỉnh của Sở Nông nghiệp & PTNT thì diện tích trung bình của các hộ dân khoảng 0,8ha. Các hộ nông dân có thể học hỏi kỹ thuật sản xuất bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên làm thế nào để tiếp thị sản phẩm là một vấn đề không dễ. Sự yếu kém trong công tác tiếp thị thanh long là do sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Để có điều kiện dần từng bước khắc phục những nhược điểm, phát triển được sản xuất

thanh long và bắt kịp với tình hình mới của thị trường (sau WTO), thực sự đem lại lợi nhuận và bảo vệ được quyền lợi cho người sản xuất, cần tổ chức lại giữa những người sản xuất, và giữa những người sản xuất và các doanh nghiệp dưới hình thức tự nguyện và đảm bảo quyền lợi cho nhau một cách minh bạch. Vì vậy Bình Thuận nên thành lập các tổ chức hợp tác tự nguyện phát triển thanh long, xây dựng các HTX kiểu mới “Nhóm sản xuất và tiếp thị” (phù hợp với kinh tế thị trường), tạo thành hệ thống có mối liên kết chặt chẽ trong chuỗi cung ứng thanh long.

Sơ đồ 9: Mô hình HTX sản xuất và tiếp thị thanh long

Trụ sở (Phan Thiết)  Chi nhánh cấp huyện  Trang trại HTX  Nhóm sản xuất và tiếp thị

Ngành khoa học làm vườn Gieo trồng

Máy móc nông nghiệp Đất và phân bón Bảo vệ thực vật Quản lý kinh tế HTX Tiếp thị

Với khoảng 20.000 hộ trồng thanh long, có thể tổ chức 550 – 600 nhóm, mỗi nhóm có từ 30 – 35 thành viên trở lên, diện tích khoảng 30-40 ha hợp thành nhóm hỗ trợ nhau sản xuất. Nhóm sản xuất và tiếp thị có thể bao gồm những hộ tiểu thương để tạo mối liên kết ngay từ đầu giữa sản xuất và tiêu thụ. Nhóm này cùng nhau hợp tác để cùng bán và vận chuyển sản phẩm của mình. Bằng cách này, họ nâng cao năng lực tiếp thị, không phải qua nhiều trung gian và tăng thu nhập cho chính mình.

Nhiệm vụ của các nhóm vừa là giúp nhau giữa các tổ viên về kinh tế: giống, công lao động,…vay vốn tín chấp vừa là câu lạc bộ khuyến nông để từng tổ viên hiểu, làm theo và cùng tham gia giám sát thực hiện quy trình sản xuất thanh long an toàn, tiến tới sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã được xây dựng và ban hành, tổ hợp tác cũng là nơi sinh hoạt giúp tổ viên tiếp cận thông tin về thị trường thanh long và vật tư nông nghiệp.

Chuyên gia kỹ

thuật xuất và tiếp Nhóm sản

Nhóm sản xuất và tiếp thị thanh long nên tổ chức họp nhóm theo định kỳ 1-2 tháng/lần và trong các cuộc họp này cần có sự tham gia của cán bộ khuyến nông, nhóm chuyên gia kỹ thuật để hỗ trợ nông dân. Trong các cuộc họp này, mỗi nông dân phải chia sẻ kinh nghiệm của mình để cả nhóm cùng nhau thảo luận, qua đó các thành viên có thể học hỏi, từ đó nâng cao kỹ thuật sản xuất và tiếp thị một cách nhanh chóng. Nếu nhóm có khó khăn về sản xuất và tiếp thị thì cán bộ khuyến nông cùng nhóm hỗ trợ kỹ thuật giúp đỡ.

Các thành viên tham gia trong nhóm sản xuất và tiếp thị có thể trao đổi thông tin với nhau, mua vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệt thực vật và thậm chí cả hợp tác với nhau cả trong hoạt động tiếp thị. Trên cơ sở này, họ sẽ có quyền quyết định thỏa thuận về giá cả cũng như giảm giá thành sản xuất và tiếp thị.

Các nhóm cũng có thể thực hiện các tiến bộ kỹ thuật khác để tăng hiệu quả tổng hợp vườn cây thanh long như: trồng xen cây cỏ họ đậu phủ đất làm thức ăn chăn nuôi (việc này đã được một vài trang trại thanh long lớn áp dụng như trang trại Thanh Thanh- Nguồn: Phỏng vấn nông dân); sử dụng cành thanh long cắt tỉa hàng vụ thí điểm ủ làm thức ăn gia súc nếu được, hoặc sản xuất biogas cung cấp cho máy phát điện chong đèn vườn thanh long, xây dựng vườn thanh long kết hợp với kinh doanh du lịch sinh thái, khai thác hiệu quả và bền vững.

3.2. Giải pháp xây dựng mối liên kết nông dân với doanh nghiệp, nhà phân phối.

Như đã phân tích ở những phần trên, trong thực trạng của Bình Thuận hiện nay, điều kiện sản xuất của các Tổ hợp tác, HTX sản xuất nông nghiệp chưa hiệu quả, Hộ nông dân cá lẻ càng khó khăn hơn, nhất là sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP và hàng hóa xuất khẩu. Vì những tổ chức nông dân đó còn quá nhỏ lẽ, manh mún, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu thông tin thị trường nhất là thị trường xuất khẩu. Để tiêu thụ được sản phẩm thường người nông dân chỉ chờ bán cho thương lái tại vườn bị ép giá, gặp nhiều rủi ro, nông dân rất thiệt thòi. Mặt khác, việc mua sản phẩm của thương lái từ nông dân rồi bán lại cho các doanh nghiệp từ trước tới nay thường không xác định được nguồn gốc sản

phẩm, hàng hóa thiếu minh bạch với thị trường. Vì vậy, cần tổ chức lại sản xuất trong chuỗi cung ứng: Xây dựng mối liên kết giữa Hộ nông dân với Doanh nghiệp, nhà phân phối sản phẩm.

Từ mô hình liên kết này ta có thể thấy khi các tổ hợp tác của nông dân, các HTX liên kết được với các doanh nghiệp thì sẽ có điều kiện giải quyết được những bế tắc của người sản xuất.

Giữa nông dân và doanh nghiệp sẽ hình thành hợp đồng giấy ràng buộc. Nông dân sẽ yên tâm hơn khi sản phẩm của mình được đảm bảo tiêu thụ hết với một mức giá thỏa thuận có lợi, không bị ép giá, và cũng có thể nhận thêm phần giá trị khi không phải qua khâu trung gian là thương lái. Còn doanh nghiệp có thể đảm bảo nguồn hàng đủ tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, tăng uy tín với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh.

* Nhà doanh nghiệp có những thế mạnh như:

• Doanh nghiệp luôn có điều kiện để hiểu biết và nắm bắt tốt thông tin thị trường. • Doanh nghiệp có thể thiết kế được chất lượng sản phẩm, và sự đa dạng hóa sản

phẩm để tiêu thụ hết sản phẩm của người sản xuất làm ra.

• Doanh nghiệp có nhà đóng gói là điều kiện thuận lợi để thu gom được số lượng lớn sản phẩm, có kỹ thuật sơ chế, đóng gói làm cho sản phẩm trở thành giá trị hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.

• Doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, có thể vay vốn ngân hàng để đầu tư cho nông dân

• Doanh nghiệp là cầu nối quan trọng giữa nông dân và thị trường.

Từ những thế mạnh đó Nhà doanh nghiệp có thể giải quyết vốn sản xuất, thiết kế chất lượng sản phẩm và lo đầu ra cho nông dân. Nhà doanh nghiệp là chỗ dựa để tập hợp, tổ chức nông dân thành những cụm sản xuất hàng hóa tập trung, phá thế sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ phân tán như hiện nay. Không tổ chức liên kết tốt giữa doanh nghiệp và nông dân, chuỗi cung ứng sẽ khó có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận (Trang 103 - 106)