THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thực hiện” (Trang 29 - 32)

TẠI VIỆT NAM

2.1. Những quy định Pháp lý liên quan tới tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở Việt Nam lập ở Việt Nam

Để có thể tổ chức kiểm toán, các chủ thể kiểm toán độc lập phải dựa vào các hệ thống chính sách kế toán, kiểm toán hiện hành.Vì thế, để xem xét kiểm thực trạng tổ chức kiểm toán, trước hết chúng ta cần nghiên cứu đánh giá hệ thống chính sách kế toán kiểm toán trong quá trình đổi mới quản lí kinh tế ở nước ta làm cơ sở cho hoạt động kiểm toán.

2.1.1 Hệ thống chính sách kế toán làm cơ sở cho hoạt động kiểm toán

Kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay chủ yếu thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp. Mặt khác, việc xác minh báo cáo tài chính phải dựa trên hệ thống pháp lý về kế toán được ban hành, cụ thể như Luật kế toán, các Quy định nghiệp vụ và các Chuẩn mực kiểm toán,... Do đó, chế độ kế toán có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kiểm toán, mỗi khi chế độ kế toán thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong công tác kiểm toán.

Các văn bản kế toán chủ yếu được ban hành từ năm 1986 đến nay bao gồm: Pháp lệnh Kế toán và Thống kê (20/05/1988), Điều lệ Tổ chức kế toán Nhà nước ban hành theo Nghị định số 25/HĐBT (18/03/1989) của Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT (01/11/1995) của Bộ Tài chính về việc ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp”,... Năm 2003, chế độ kế toán của Việt Nam có bước tiến quan trọng khi Luật Kế toán chính thức được thông qua và ban hành theo Nghị quyết số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 của Quốc hội khóa XI. Và gần đây hệ thống chính sách kế toán trong các doanh nghiệp được thay đổi theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC (20/03/2006) về chế độ kế toán doanh nghiệp mới, sửa đổi bổ sung trong thông tư số 161/2007/TT-BTC (31/12/2007). Bên cạnh đó không thể không nhắc tới hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam, bao gồm:

bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1), Thông tư số 89/2002/TT- BTC (09/10/2002) hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 1.

2. Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC (31/12/2002) về việc ban hành công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2), Thông tư số 105/2003/TT- BTC (04/11/2003) hướng dẫn thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 2.

3. Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC (30/12/2003) về việc ban hành công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3), Thông tư số 23/2005/TT- BTC (30/03/2005) hướng dẫn thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 3.

4. Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC (15/02/2005) về việc ban hành công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4), Thông tư số 20/2006/TT- BTC (20/03/2006) hướng dẫn thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 4.

5. Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC (28/12/2005) về việc ban hành công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5), Thông tư số 21/2006/TT- BTC (20/03/2006) hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 5.

Nói chung, hệ thống kế toán Việt Nam có đặc điểm là các quy định kế toán có quan hệ chặt chẽ với các quy định về chính sách thuế, tài chính.Theo nguyên tắc, cơ chế tài chính và luật thuế sẽ được xác lập trước khi đặt ra các quy định kế toán và các quy định kế toán sau đó phải tuân thủ theo luật thuế và cơ chế tài chính. Tuy vậy, trên thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại một số điểm không thống nhất giữa chế độ kế toán với chế độ thuế, tài chính nên gây khó khăn cho việc kiểm toán, đồng thời làm giá trị của báo cáo kiểm toán cũng bị suy giảm.

2.1.2 Hệ thống chính sách về kiểm toán độc lập

a.Hệ thống chính sách kiểm toán độc lập-Cơ sở pháp lý trực tiếp

Hệ thống chính sách về kiểm toán hiện nay vẫn chưa thể cung cấp một cách đầy đủ các cơ sở pháp lí cho hoạt động kiểm toán.Các chính sách về kiểm toán do Nhà nước ban hành nhìn chung là tách biệt cho hai chủ thể kiểm toán chính là Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán độc lập. Với chủ thể kiểm toán độc lập, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước là Bộ Tài chính.

Đối với hoạt động Kiểm toán độc lập, hệ thống văn bản pháp lý chủ yếu quản lý hoạt động Kiểm toán độc lập ở Việt Nam được ban hành trước quyết định 105/2004/NĐ-CP bao gồm: Nghị định 07/1994/NĐ-CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ ban hành “Quy chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”, Thông tư 22/TC/CDKT ngày 19/3/1994 của Bộ tài chính hướng dẫn

thực hiện Quy chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, Thông tư số 107/2000/TT-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán (thay thế Thông tư 04/TC/CDKT ngày 12/01/1999),…

Ngoải các văn bản trên còn có các quyết định của Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam:

1. Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC công bố 4 chuẩn mực kiểm toán đợt 1 2. Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC công bố 6 chuẩn mực kiểm toán đợt 2 3. Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC công bố 6 chuẩn mực kiểm toán đợt 3 4. Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC công bố 5 chuẩn mực kiểm toán đợt 4 5. Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC công bố 6 chuẩn mực kiểm toán đợt 5 6. Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC công bố 6 chuẩn mực kiểm toán đợt 6 7. Quyết định số 101/2001/QĐ-BTC công bố 4 chuẩn mực kiểm toán đợt 7.

Theo đánh giá trong Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động KTDLL 1991-2001 của Bộ tài chính, về cơ bản, hệ thống văn bản pháp lý nói trên do Nhà nước ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức KTDL, việc hình thành đội ngũ KTV, bồi dưỡng, thi tuyển cấp chứng chỉ và quản lý đội ngũ kiểm toán viên, tạo môi trường lành mạnh cho sự hoạt động và phát triển cũng như từng bước mở cửa và hội nhập về dịch vụ kiểm toán độc lập.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập đối với kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường đã và đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hệ thống chính sách này đã bộc lộ một số điểm bất cập :

Khuôn khổ pháp lí cho hoạt động kiểm toán độc lập chỉ bao gồm nghị định của Chính phủ và các văn bản của Bộ tài chính do đó chưa tương xứng với sự phát triển và tiềm năng của hoạt động kiểm toán độc lập hiện nay và chưa đồng bô với các hệ thống pháp luật khác như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Pháp lệnh về Ngân hàng và các tổ chức tài chính chứng khoán.

Tính bao quát của các văn bản làm cơ sở cho hoạt động kiểm toán còn hạn chế nhiều nội dung cần thiết chưa được đề cập đến một số nội dung đã đề cập chưa được cụ thể rõ ràng và thiếu tính pháp lí.Các văn bản đã được ban

hành còn thiếu đồng bộ, rời rạc và chậm trễ so với yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh đó, chưa có quy định pháp lý làm cơ sở để xử lý các vấn đề phát sinh hiện nay như: Một kiểm toán viên có chứng chỉ làm cho nhiều công ty kiểm toán (công ty TNHH), hoặc vừa làm ở doanh nghiệp bên ngoài, vừa làm ở công ty kiểm toán, công chức Nhà nước vẫn đăng ký hành nghề kiểm toán ở một số công ty TNHH, hiện tượng cho mượn, cho thuê chứng chỉ kiểm toán viên, v.v…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thực hiện” (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w