Kết quả công tác tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở các công ty kiểm toán Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thực hiện” (Trang 38 - 40)

b. Những thay đổi, chỉnh sửa trong hệ thống cơ sở pháp lý-Hoạt động cần thiết cho sự phát triển của kiểm toán độc lập

2.2.2Kết quả công tác tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở các công ty kiểm toán Việt Nam

toán Việt Nam

a.Về công tác tổ chức nhân sự

Trong các công ty kiểm toán nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, các công ty chi nhánh ở Việt Nam đều tổ chức theo mô hình chung của hãng mẹ.Vì vậy, về cơ bản mô hình tổ chức là một hệ thống phân cấp theo chuyên môn bao gồm các chủ phần hùn (Partner) gồm chủ phần hùn có cổ phần trong công ty và các chủ phần hùn không có cổ phần), là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất. Dưới chủ phần hùn là cấp quản lý cao cấp (Senior Manager hay Principal). Sau đó là các cấp quản lý, kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên (Assistant). Tùy thuộc vào quy mô và cách thức tổ chức quản lý cửa từng công ty mà hệ thống phân cấp sẽ có mức độ chi tiết khác nhau. Đặc trưng của mô hình này là tách được các ràng buộc giữa hành chính và chuyên môn nghiệp vụ.Các nhân viên ở mỗi cấp bậc sẽ có quyền lợi và trách nhiệm tương ứng với khả năng từng người. Đặc biệt, mỗi cá nhân đều có cơ hội thăng tiến lên cấp cao hơn, tới cấp cao nhất là Chủ phần hùn (Partner). Tóm lại, mô hình phân cấp này cho phép các nhân viên phát huy tốt nhất khả năng của mình, cải thiện thái độ tinh thần làm việc, qua đó nâng cao chất lượng kiểm toán của công ty.

Trong các công ty kiểm toán nội địa, tùy thuộc quy mô hoạt động mà mỗi công ty có đặc điểm phân cấp riêng.Ở các công ty quy mô lớn, thường là thành viên của các hệ thống mạng lưới kiểm toán quốc tế thì cách phân cấp tương tự như ở các công ty kiểm toán nước ngoài.Ở các công ty quy mô nhỏ, do số lượng kiểm toán viên ít (khoảng trên dưới 10 người) cách thức tổ chức đơn giản hơn, tương đồng với mô hình trong các văn phòng kiểm toán và không có đặc trưng rõ nét.

b.Về tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng trong công ty kiểm toán * Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung

Theo định nghĩa của tổ chức liên đoàn kế toán quốc tế IFAC : "Hệ thống kiểm toán nội bộ là hệ thống chính sách và thủ tục nhằm mục tiêu : bảo vệ tài

sản ,bảo đảm độ tin cậy của thông tin, bảo đảm sự tuân thủ của quy định pháp lí và bảo đảm hiệu quả hoạt động của tổ chức " .Trên cơ sở , năng lực hoạt

động kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, công ty kiểm toán thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp và thực hiện cuộc kiểm toán đối với khách thể kiểm toán.

Các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa số đều chưa có một hệ thống kiểm soát nội bộ đúng nghĩa. Trong quá khứ, các thủ tục kiểm soát được thiết lập trong các Doanh nghiệp là do Nhà nước quy định, chủ yếu áp dụng cho

các Doanh nghiệp Nhà nước, còn bản thân Doanh nghiệp hầu như chưa nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ. Tuy vậy, từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện tự chủ trong kinh doanh, các Doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến kiểm soát nội bộ, nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, nên đa số còn khá lúng túng và các thủ tục kiểm soát được xây dựng còn thiếu đồng bộ. Hiện tại, chỉ có một số Tổng công ty lớn như Tổng cục Bưu chính viễn thông, Tổng công ty hàng không và một số ngân hàng là có hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng khá tốt.

Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, việc tin học hóa công tác kế toán đang diễn ra nhanh chóng đi đôi với việc hàng loạt hệ thống kế toán điện tử trong nước được thiết kế ngày càng hoàn thiện và trở nên phổ biến (ví dụ như FAST ACCOUNTING của công ty FAST, MISA ACCOUNTING của công ty Misa,…), nhiều Doanh nghiệp đã chuyển sang hình thức kế toán máy thay thế cho kế toán thủ công. Dù vậy, trong nhận thức về kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm soát nội bộ trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính nói riêng của các nhà quản lý Doanh nghiệp còn rất mơ hồ. Điều này dẫn đến nguy cơ lớn làm thất thoát tài sản của Doanh nghiệp do thông tin cung cấp bị sai lệch với ý đồ gian lận hoặc do trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên kiểm soát còn chưa theo kịp công nghệ mới.

Tóm lại, ta có thể thấy trong điều kiện hiện tại, hoạt động kiểm toán độc lập mà cụ thể là kiểm toán báo cáo tài chính đã, đang và vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi rủi ro kiểm toán lớn dẫn tới hiệu quả và chất lượng công tác kiểm toán không cao.Từ đó càng dẫn tới sự yêu cầu cấp thiết trong hoạt động giám sát và quản lý chất lượng trong chính công ty kiểm toán để giảm thiểu xuống mức tối thiểu những sai sót trong hoạt động kiểm toán.

* Kiểm soát chất lượng trong công ty kiểm toán Việt Nam

Ngoài các chính sách về Kiểm toán độc lập do Nhà nước ban hành, các công ty Kiểm toán độc lập còn ban hành các chính sách riêng của mình nhằm hướng dẫn, đào tạo Kiểm toán viên, quản lý hoạt động kiểm toán, chủ yếu là kiểm toán Báo cáo tài chính. Mức độ hoàn chỉnh của các chính sách này tùy thuộc vào loại công ty kiểm toán độc lập.

Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là các công ty đã hoạt động lâu năm trên thế giới nên có bề dày kinh nghiệm và hệ thống chính sách về kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán Báo cáo tài chính, khá hoàn chỉnh. Các công ty này đều có những tài liệu đào tạo, hướng dẫn khá chi tiết về các chuẩn mực kỹ thuật, quy trình kiểm toán dưới dạng sổ tay kiểm toán hay cả một hệ thống chương trình kiểm toán như chương trình AS/2 của hãng Deloitte (đang được áp dụng tại công ty Deloitte Việt Nam) , bao gồm phương pháp kiểm toán, hệ thống hồ sơ kiểm toán và phần mềm kiểm toán. Một số công ty kiểm toán

Việt nam được công nhận là thành viên của hãng nước ngoài hoặc công ty liên doanh với công ty kiểm toán nước ngoài như công ty VACO – Deloitte, PWC - AISC.

Các công ty kiểm toán độc lập thuộc Bộ tài chính tuy theo quy mô phát triển và độ dài thời gian thành lập cũng bước đầu có những tài liệu quy định về các công việc trong quy tình kiểm toán như sổ tay Kiểm toán viên của công ty AASC, AFC… Các công ty khác có quy mô nhỏ hơn thường chỉ có những quy định không thành văn bản, thể hiện qua sự kèm cặp giữa Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán như công ty AAC. Các công ty kiểm toán TNHH, công ty tư nhân thường có quy mô nhỏ, lực lượng Kiểm toán viên chưa nhiều và mạnh nên hầu như chưa có hệ thống chính sách về kiểm toán cho riêng mình để sử dụng cho đào tạo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thực hiện” (Trang 38 - 40)