Một số kiến nghị của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thực hiện” (Trang 64 - 70)

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

3.3Một số kiến nghị của nhóm nghiên cứu

3.3.1Xây dựng chiến lược đào tạo kiểm toán viên theo tiêu chuẩn quốc tế

Trong xu thế hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán với các nước ASEAN và với thế giới, chúng ta cần nhanh chóng xây dựng chiến lược đào tạo KTV theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ trong tương lai.

Qua thực tiễn đào tạo KTV và trợ lý kiểm toán ở các công ty KTĐL hiện nay, có thể thấy rằng thời gian dành cho việc đọc tài liệu để bổ sung kiến thức về kiểm toán, về thuế, về luật kinh tế và quá trình tự đào tạo thêm về kỹ năng máy tính cũng như tiếng Anh phục vụ cho việc đọc tài liệu về chuyên ngành kiểm toán còn khá lớn. nếu những công việc này được giải quyết trong thời gian học tập ở các trường đại học, còn các công ty KTDL chỉ thực hiện đào tạo nghề nghiệp thông qua thực tiễn kiểm toán thì hiệu quả đào tạo tăng lên và thời gian đào tạo một sinh viên mới tốt ngiệp trở thành một KTV sẽ được rút ngắn. Chính vì vậy, trong chiến lược đào tạo KTV cần có các bước cụ thể sau:

Hình thành và phát triển chuyên ngành kiểm toán ở các trường đại học: Vấn đề quan trọng trong chương trình đào tạo chuyên ngành kiểm toán là phải xây dựng được khung kiến thức chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Để có thể cung cấp nhân lực cho các công ty KTDL, và cơ quan KTNN đáp ứng được yêu cầu hội nhập,, càn dựa vào tiêu chuẩnkiến thức của chuyên viên kế toán - kiểm toán do IFAC đưa ra. Trong đó, các môn học chính bao gồm: Kế toán tài chính, kế toán quản trị, công nghệ thông tin, kiểm toán, thuế, tài chính

doanh nghiệp. Các môn học bổ trợ bao gồm: Kinh tế học, Luật, Toán và thống kê, Khoa học ứng xử, Quản trị học.

Để đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán trong điều kiện tin học hóa công tác kế toán ngày càng phổ biến, chương trình đào tạo cân gia tăng kiến thức về công nghệ thông tin cho sinh viên. Trong đó, cần chú trọng các kiến thức về hệ thống thông tin nói chung, các kiến thức và kỹ năng cụ thể của người sử dụng hệ thống thông tin, người quản lý hệ thống, người thiết kế hệ thống và người đánh giá các hệ thống thông tin về tính hữu hiệu, tính kinh tế, tính tuân thủ, về các thủ tục KSNB liên quan và ảnh hưởng tới BCTC. Có như vậy sinh viên tốt nghiệp ra trường mới có khả năng tiếp thu nhanh chóng các kỹ năng và tích lũy được kinh nghiệm kiểm toán trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính.

Ngoài ra, chúng ta cần gia tăng thời gian đào tạo môn tiếng Anh chuyên ngành kế toán và kiểm toán cho sinh viên. Đông thời, cần chú ý giáo dục về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nhằm giúp cho sinh viên hội nhập nhanh chóng với môi trường nghề nghiệp.

Bên cạnh đó,tăng cường công tác liên kết giữa các tổ chức quốc tế với hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để xây dựng chương trình đào tạo CPA theo tiêu chuẩn quốc tế.Đây là quá trình đào tạo nghề nghiệp với đầu vào là các sinh viên đã tốt nghiệp chuyên nghành kiểm toán ở các trường đại học và đang làm việc tại các công ty KTĐL với tư cách là trợ lí kiểm toán.Giữa chương trình đào tạo chuyên nghành kiểm toán ở các trường đại học và chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đảm bảo tính liên thông để tăng cường hiệu quả đào tạo.

Bên cạnh đó, cần xây dựng trung tâm đào tạo hoặc viện đào tạo CPA :Trước mắt, BTC có thể đứng ra thành lập trung tâm này, khi hoạt động của trung tâm đi vào ổn định và hội kế toán kiểm toán đã phát triển manh sẽ huyển từng bước cgiao trung tâm đào tạo CPA cho hội nghề nghiệp quản lý.Việc đào tạo chuyên gia kiểm toán tại trung tâm đào tạo CPA sẽ khắc phục

phục được tình trạng chất lượng kiểm toán viên không đồng đều giữa các công ty kiểm toán hiên nay do hệ thông đào ở các công ty KTĐL còn có khoảng cách lớn về chuyên môn, qua đó , nhanh chóng tạo ra một lực lượng kiểm toán viên đủ tiêu chuân quốc tế.Trung tâm này cũng thực hiện việc đào tạo hàng năm cho các kiểm toán viên độc lập đanh hành nghề và cấp giấy chứng nhận để làm cơ sở cho việc thẩm định lại khả năng tiếp tục hành nghề của các kiểm toán viên.

3.3.2 Xây dựng và ban hành quy chế kiểm soát chất lượng cụ thể

a.Cơ chế kiểm soát nội bộ

Cơ chế kiểm tra nội bộ là các qui định về thể thức tiến hành việc kiểm tra lại các dịch vụ kiểm toán đã cung cấp cho khách hàng bởi một nhóm các kiểm tra viên của công ty nhằm khẳng dịnh về tính tuân thủ của các cuộc kiểm toán toán đó, đồng thời xác định những điểm tồn tại để đề ra các cách thức cải tiến thích hợp cho các năm tiếp theo. Đối với các công ty kiểm toán độc lập của năm, việc xây dựng cơ chế kiểm tra nội bao gồm việc xác định nhóm các viên thực hiện công việc kiểm tra; thời điểm và tần suất kiểm tra, các đối tượng bị kiểm tra. việc tổ chức thực hiện cơ chế này phụ thuộc vào qui mô của từng công ty kiểm toán (số lượng các phòng ban trong công ty, các chi nhánh và văn phòng trực thuộc). cơ chế kiểm tra nội bộ cần đảm bảo công việc kiểm tra phải được tiến hành độc lập.Người kiểm tra có vị trí độc lập với các thành viên thực hiện công việc kiểm toán là đối tượng kiểm tra. Mô hình có thể là tổ chức riêng một bộ phận chuyên trách kiểm tra chât lượng, bộ phận này sẽ trực thuộc, trực tiếp ban giám đốc và có thể tiến hành kiểm tra bất kỳ công việc kiểm toán của bộ phận nào thuộc công ty. Nếu công ty có nhiều văn phòng thì có thể tổ chức kiểm tra chéo giữa các văn phòng.

b.Cơ chế kiểm soát chất lượng từ bên ngoài (nhà nước và các tổ chức, hội nghề nghiệp )

động kiểm toán có ý nghĩa hết sức quan trọng, dây là điều kiện đảm bảo và củng cố lòng tin củacông chúng đối với kiểm toán và cũng là để bảo vệ lợi ích của những người sử dụng kết quả kiểm toán, là biện pháp để hoạt động kiểm toán nước ta hòa nhập với thị trường kiểm toán khu vực và trên thế giới.Hiện nay, nước ta chưa có cơ chế kiểm soát cụ thể nào đối với hoạt động kiểm toán.Do vậy, yêu cầu cấp hiện nay là phải xây dựng được một cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Trước hết, khẳng định vai trò kiểm soát chất lượng KTĐL hiện nay là thuộc Bộ tài chính.Vai trò này cần được xác định trong một thời hạn thích hợp và cần chuyển giao cho các Hội nghề nghiệp sau khi ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cũng như khuôn khổ Pháp lí đầy đủ cho hoạt động kiểm toán.

Thứ hai, quy chế về kiểm tra chất lượng cần thiết phải được sớm ban hành dưới hình thức một Nghị định của Chính phủ về Quy chế kiểm tra chất lượng kiểm toán làm tiền đề pháp lí và dướng dẫn thông nhất về phương pháp kĩ thuật kiểm tra chất lượng kiểm toán.

Cuối cùng, đối với yêu cầu và quy trình kiểm soát chất lượng, cần đặc biệt quan tâm xây dựng chương trình kiểm tra chéo giữa các công ty kiểm toán là thành viên của Hội kế toán kiểm toán Việt Nam với một quy chế bắt buộc.Việc kiểm tra chéo này không những giúp hạn chế những rủi ro trong nghề nghiệp mà còn tăng cường khả năng liên kết và trau dồi kiến thức giữa các DN kiểm toán trong nước.

KẾT LUẬN

Với nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập toàn cầu và trên đà phát triển như Việt Nam hiện nay, vai trò của ngành kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng trong việc tạo lập một nền tài chính minh bạch, công khai; một môi trường đầu tư lành mạnh, an toàn, thu hút được nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Kết quả hoạt động của kiểm toán Việt Nam nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng đã khẳng định được vị thế của mình trong nền tài chính quốc gia, khẳng định sự cần thiết phải củng cố và phát triển ngành kiểm toán như một công cụ kiểm soát tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay.Vì vậy, việc nhanh chóng hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng là một yêu cầu tất yếu.

Trong nội dung của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã khái quát mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trên phương diện lý thuyết, nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập thực tế ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Đồng thời nhóm đã kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập bao gồm giải pháp với môi trường kinh doanh; giải pháp với mô hình tổ chức bộ máy hiện hành và một số kiến nghị khác.

Dưới góc độ sinh viên, do vốn kiến thức còn hạn chế và hiểu biết thực tế không nhiều nên đề tài của Nhóm nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, Nhóm thực hiện rất mong nhận được nhiều ý kiến đánh giá, đóng góp, bổ sung từ phía các thầy cô và các bạn sinh viên nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài này.

Một lần nữa, Nhóm nghiên cứu đề tài xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của TS. Ngưyễn Thị Phương Hoa và các thầy cô trong khoa Kế toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thực hiện” (Trang 64 - 70)