Khái quát hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thực hiện” (Trang 34 - 38)

b. Những thay đổi, chỉnh sửa trong hệ thống cơ sở pháp lý-Hoạt động cần thiết cho sự phát triển của kiểm toán độc lập

2.2.1Khái quát hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Hơn 17 năm hình thành và phát triển, Kiểm toán độc lập Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc về số lượng cũng như chất lượng.Nếu như năm 1991, cả nước chỉ có một công ty kiểm toán(VACO) với 13 người thì đến cuối năm 2007 cả nước đã có gần 150 doanh nghiệp kiểm toán trong đó có hơn 100 công ty có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán cho nhiều lĩnh vực khác nhau với 1234 kiểm toán độc lập. khoảng trên 1000 là kiểm toán viên là người Việt Nam, gần 100 KTV là người nước ngoài.Trong đó có hơn 106 KTV có trình độ quốc tế có chứng chí ACCA.

Các doanh nghiệp kiểm toán đã cung cấp trên 20 loại dịch vụ cho 18.000 khách hàng với doanh thu 1.200 tỷ đồng.

Theo báo cáo đến ngày 31/12/2007 Danh sách các công ty kiểm toán độc lập đăng ký hoạt động với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam gồm:

• 3 Công ty là doanh nghiệp nhà nước (AASC, AISC và AAC)

• 4 công ty 100% vốn nước ngoài(E&Y, PWC, KPMG và Deloitte)

• 15 công ty hợp danh

• 95 công ty TNHH

• 9 công ty cổ phần

Trong năm 2006 đã thành lập mới 40 công ty, trong đó có 3 công ty hợp danh, 37 công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên. Như vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp.

Trải qua hơn 17 năm hoạt động, phát triển, hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt được một số thành công khá cơ bản và đáng khích lệ.

• Một là: Nhận thức về kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập nói riêng, nhận thức vai trò, vị thế của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.

• Hai là: Hoạt động kiểm toán độc lập đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, đặc biệt đầu tư nước ngoài.

• Ba là: Kiểm toán độc lập phát triển nhanh, mạnh cả về chất và lượng.

• Bốn là: Đã hình thành đội ngũ kiểm toán viên hành nghề với chất lượng ngày càng nâng cao.

kiểm toán độc lập đã góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài chính, tiền tệ mở cửa và hội nhập.

Nguồn: http://wedketoan.com

Những năm gần đây nhu cầu đầu tư vào nước ta của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đa quốc gia và các nước cũng như nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đang gia tăng mau chóng làm xuất hiện nhu cầu cao về việc áp dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các phương pháp, nguyên tắc quản lý kinh tế theo thông lệ quốc tế.Trong khi đó, trải qua một quá trình hình thành và phát triển, dịch vụ kế toán - kiểm toán vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam và đã mở cửa trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO.Các cam kết đó đang đòi hỏi trình độ kiểm toán viên và các nguyên tắc kế toán, kiểm toán xích lại gần nhau, nhằm tạo ra các báo cáo tài chính đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

Hiện nay, cả nước có trên 300.000 doanh nghiệp hoạt động, dự kiến đến năm 2010, số doanh nghiệp sẽ lên tới con số 500.000 .Để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, phải có một bộ máy kế toán đủ mạnh để cung cấp cho nhà quản trị những thông tin chính xác, kịp thời cho việc ra quyết định sản xuất, kinh doanh.Nguồn lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao đang thực sự khan hiếm.Trình độ đào tạo đại học của Việt Nam nói chung và đào tạo về chuyên ngành kế toán, kiểm toán vẫn còn quá yếu kém so với thế giới. Trong bảng xếp hạng trường đại học danh tiếng trên thế giới và khu vực, không hề có tên một trường đại học nào của Việt Nam nói chung và trường đào tạo về chuyên ngành kinh tế nói riêng. Việc hợp tác của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế trong hàng thập kỉ qua cũng chỉ giúp Việt Nam có trên 300 người có trình độ kế toán đạt chuẩn quốc tế.

Cùng với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp, Việt nam đã chứng kiến sự bùng nổi mạnh mẽ của thị trường tài chính.Các công ty chứng khoán, ngân hàng được thành lập mới đã hút nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán chất lượng

cao từ các công ty dịch vụ kiểm toán.Nguồn nhân lực kiểm toán đã và đang chay về các ngân hàng, công ty chứng khoán, nơi có mức thu nhập hấp dẫn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán, khiến dịch vụ kế toán, kiểm toán vốn non trẻ lại gặp nhiều khó khăn hơn. Một thời gian sau ngày mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, đã cho thấy sự non kém của các công ty trong nước càng bộc lộ rõ nét hơn và chưa tương xứng với nhu cầu của thị trường.Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 89/2007/ QĐ-BTC về quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.Quyết định này của Bộ Tài chính nhằm tăng nguồn cung của doanh nghiệp bởi số doanh nghiệp niêm yết ngày càng nhiều, nhu cầu kiểm toán ngày càng lớn nhưng đã gây nhiều tranh cãi trong một thời gian dài vì nhiều ý kiến quan ngại việc hạ tiêu chuẩn, điều kiện của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiẻm toán sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo tài chính công ty niêm yết.Cho dù với một thị trường còn mới mẻ như thị trường chứng khoán, có những cơn nóng lạnh bất thường mà nhiều khi chẳng phải do kết quả kinh doanh nhưng một khi trình độ nhà đầu tư được nâng cao, giá trị thị trường của cổ phiếu lên xuống theo kết quả kinh doanh thì kỳ vọng của nhà đầu tư vào trách nhiệm của kiểm toán viên quả là không nhỏ.

Nhằm tạo nguồn nhân lực kiểm toán viên đủ trình độ theo tiêu chuân quốc tế, từ năm 2005 Bộ Tài chính đã và đang thực hiện lộ trình chuyển giao dần các chức năng quản lý và giám sát hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các hội nghề nghiệp theo Quyết định 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/7/2005.Bộ Tài chính đã chuyển giao cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) một số chức năng, như: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; cập nhật kiến thức cho người hành nghề; quản lý thống nhất và công khai danh sách người hành nghề kế toán, kiểm toán; tham gia Hội đồng thi cấp Chứng chỉ hành nghề và kiểm soát chất lượng dịch vụ; đạo đức hành nghề kế toán, kiểm toán.Trong năm 2006, 2007, Bộ đã thực hiện chuyển giao các chức năng, nhiệm vụ trên mạnh mẽ hơn.Về xúc tiến các hoạt động ký kết, hợp tác trong nước và quốc tế thời gian vừa qua cả VAA và VACPA đều đã xúc tiến những hoạt động quan trọng, ký kết nhiều thoả thuận hợp tác, hỗ trợ song phương và đa phương.- VACPA đã ký Biên bản hợp tác với Hội kế toán công chứng Anh (ACCA), CPA Australia, và Hội Kế toán Công chứng Singapore (ICPAS), đặc biệt là đã ký Biên bản ghi nhớ bốn bên với CPA Australia, Trường Đại học Công nghệ Swinburne và Trường đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là hoạt động có nhiều ý nghĩa tích cực quan trọng vì nó góp phần giải quyết nhu cầu nguồn nhân lực,tạo điều kiện cho kiểm toán viên nâng cao khả năng cũng như trình độ để theo kịp với xu thế hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thực hiện” (Trang 34 - 38)