Giải pháp với mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán hiện hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thực hiện” (Trang 55 - 64)

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

3.2 Giải pháp với mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán hiện hành

3.2.1Khuyến khích hình thành văn phòng kiểm toán tư

Văn phòng kiểm toán tư là loại hình doanh nghiệp kiểm toán đươc hình thành bởi một hoặc một vài kiểm toán viên độc lập (kế toán công chứng - CPA ) để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác liên quan.Các văn phòng tư được hình thành lập theo các quy định chung cho các văn phòng phòng tư.Đồng thời người lập văn phòng phải có bằng ( chứng chỉ kiểm toán viên độc lập và có đủ điều kiện hành nghề khác.

Trong điều kiện nên kinh tế mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ đông đảo, mô hình văn phòng tư mang nhiều ưu điểm vì loại hình này phát huy tính năng động cao của máy kiểm toán.Trên thế giới, mô hình này phát triển rất phổ biến(ở Pháp có khoàng 2500 văn phòng, ở Mỹ với nền kiểm toán phát triển cũng có tới 95% công ty nhỏ từ 1-25 người).Tuy nhiên, ở mô hình này các văn phòng chỉ thực hiện giới hạn các dịch vụ và sức cạnh tranh của mỗi tổ chức kiểm toán cũng hạn chế bởi quy mô và trình độ.Bên cạnh đó. sự hợp tác tự bồi dưỡng kinh nghiệm nghiệp vụ giữa các kiểm toán viên cũng hạn chế.Do đó khi thành lập văn phòng, kiểm toán viên độc lập phải có năng lực khá toàn diện và có trình độ chuyên môn vững.

Tại Việt Nam, thởi gian từ năm 2000( khi luật Doanh nghiệp 1999 ra đời ) cho đến nay, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.Việt Nam đứng trong top 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia giai đoạn 2007-2009.Các thủ tục gia nhập thị trường được cải thiện, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn đã tạo điều kiện cho 58.916 doanh nghiệp dân doanh mới ra đời trong năm 2007 với tổng

vốn đăng ký lên tới gần 490.182 tỉ đồng.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới và bổ sung cũng lên tới con số kỷ lục: 21,3 tỉ USD, tăng 77% so với năm 2006.Số lượng các doanh nghiệp vẫn không ngừng tăng lên.Có thể thấy rằng, trong đó các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số doanh ngiệp mới hình thành.Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập quốc tế, Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực , yêu cầu về một nền tài chính minh bạch ngày càng trở lên bức thiết.Do đó, nhu cầu kiểm toán của các doanh nghiệp này ngày càng một tăng cao.Trong khi đó, hiện nay, Việt Nam vẫn chưa cho phép thành lập văn phòng kiểm toán tư để có thể đáp ứng những nhu cầu trên.

Từ những lí do cấp thiết trên, việc cho phép thành lập các văn phòng kiểm toán tư nên được tiến hành và đi vào thực tiễn trong thời gian sớm nhất có thể.Để làm được việc này cần có sự tham gia của Chính phủ trong việc đưa ra một văn bản dưới luật làm khung pháp lí cho sự hiện diện hợp pháp của loại hình doanh nghiệp kiểm toán này.Trước mắt với một nền kinh tế còn đang phát triển chưa đồng đều, chúng ta nên tập trung thành lập các văn phòng kiểm toán tại những khu vực kinh tế phát triển mạnh, có nhu cầu kiểm toán cao như các đô thị lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ..) và các trung tâm công nghiệp(Đà Nẵng,Bình Dương..) đây là những khu vực trọng điểm kinh tế của cả nước, nơi hội tụ nhiều doanh nghiệp với những tiềm năng để văn phòng kiểm toán tư hoạt động.Về lâu dài, việc phát triển loại hình này nên tiền hành mở rộng trên quy mô cả nước nhắm đáp ứng một cách toán diện nhu cầu kiểm toán trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, để loại hình văn phòng kiểm toán tư có thể duy trì đứng vững trong môi trường cạnh tranh về dịch vụ kế toán kiểm toán ngày càng lớn mạnh, công tác tổ chức hoạt động cần có những bước đi cụ thể và đúng đăn.Bước đầu, các văn phòng này nên tích cực chủ động học tập kinh nghiệm

tổ chức quản lí của các nước phát triển trên thế giới.Tiếp đó, các văn phòng kiểm toán tư cần tập trung công tác nâng cao chuyên môn nghiệp vụ như việc sử dụng lợi thê năng động của mình để cung cấp các dịch vụ kế toán kiểm toán và tư vẫn cho các nhà đầu tư.Trên cơ sở nâng cao trình độ chuyên môn và tổ chức quản lí , xây dựng được uy tín với một lượng khách hàng ổn định ,chính bản thân các văn phòng kiểm toán cần không ngừng phát huy thế mạnh, tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường.

3.2.2 Đẩy nhanh qua trình chuyển đổi hóa hình thức công ty kiểm toán ở

Việt Nam

a.Quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam

Khi bàn về các hình thức sở hữu và mô hình của các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam, có thể thấy rằng: chúng ta chưa có quy định cụ thể và riêng biệt, chính vì thế nhà nước cần ban hành các quy định rõ về vấn đề này để các công ty kiểm toán Việt Nam có một lộ trình thống nhất chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp của mình nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế.Tính đến thời điểm hiện tại, các công ty kiểm toán Việt Nam được tổ chức theo 7 hình thức sở hữu và mô hình quản lí sau : TNHH tư nhân, TNHH có vốn đầu tư nước ngoài, TNHH có sở hữu của Nhà nước, công ty cổ phần sở hữu tư nhân, công ty cổ phần nhà nước, công ty hợp danh và công ty nhà nước.

Việc chuyển đổi mô hình quản lý (đối với các công ty cổ phần kiểm toán) và chuyển đổi sở hữu (đối với các công ty cổ phần kiểm toán có sở hữu của Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước) được coi là một bắt buộc mang tính pháp lý. Đồng thời, đây cũng là một nhu cầu rất bức thiết của các công ty này vì yêu cầu của sự phát triển, vì yêu cầu của việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực cạnh tranh.

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, chuyển đổi hỉnh thức sở hữu các công ty kiểm toán là điều kiện cần thiết, đặc biệt là khi Việt Nam đang là thành viên của các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế như WTO, APEC...Chúng ta đã kí cam kết thực hiện việc chuyển đổi hình thức sở hữu của các công ty kiểm toán nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế và coi đây là cơ hội tốt để các các công ty kiểm toán tiếp tục phát triển.

Đối với công ty kiểm toán việc chuyển đổi có những tác động tích cực và mạnh mẽ.Trước đây khi còn tồn tại hình thức sở hữu nhà nước, các công ty kiểm toán có vốn sở hữu nhà nước chịu nhiều ảnh hưởng bởi các quy chế của một DN nhà nước và khó khăn trong việc đưa ra các quyết định về nhân sự và hành chính.Khi việc chuyển đổi được thực hiện, các công ty này sẽ chủ động hoàn toàn trong chính sách trả lương cho nhân viên - không bị khống chế tỷ lệ quỹ lương; không bị trừ quỹ lương theo cơ chế “Lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước và không được thấp hơn lợi nhuận kế hoạch”. Điều này thực sự quan trong vì nó cho phép các công ty được trả lương cao để thu hút các nhân viên giỏi, đồng thời cho phép công ty chủ động đầu tư chi phí vào đào tạo và nâng cao chất lượng nhân viên và chất lượng dịch vụ.Các thành viên của Ban Giám đốc các công ty sau khi chuyển đổi cũng phải có trách nhiệm trong việc nâng cao năng lực cá nhân cả về diều hành và kiến thức chuyên môn để duy trì ổn định hoạt động và tiếp tục phát triển công ty .Đặc biệt, tính độc lập về nghề nghiệp của các công ty sẽ được giải phóng khỏi những ảnh hưởng của sở hữu nhà nước

Tại Điều 20 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập và Nghị định 133/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105 do Chính phủ ban hành có quy định rõ là các công ty kiểm toán được thành lập và hoạt động theo một trong bốn mô hình sau: công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Với quy định này, được hiểu là các công ty kiểm toán có sở hữu nước ngoài sẽ luôn được thành lập và hoạt động

theo mô hình TNHH theo quy định của Luật Đầu tư; đồng thời, sẽ không có mô hình công ty kiểm toán là công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước. Đối với công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước (bao gồm công ty nhà nước và công ty TNHH một thành viên) cần phải chuyển đổi xong trước ngày 21/4/2007.

Theo Nghị định 105, có 20 Doanh nghiệp kiểm toán thuộc diện phải chuyển đổi loại hình, trong đó có 4 Doanh nghiệp nhà nước ( VACO. AASC ..) và 16 công ty cổ phần ( AFC, A&C,...).Tính đến ngày 12/04/2007 đã có 9 công ty hoàn tất việc chuyển đổi, gồm : VACO,A&C, Cổ phần kiểm toán và tư vấn Thăng Long, Đức Anh, Trung Tín Đức, VNAudit, VAFICO,ATC.Như vậy, việc chuyển đổi hình thức các công ty kiểm toán vẫn chưa được hoàn thành theo quy định của Chính phủ.Điều này đặt ra yêu cầu là phải có những giải pháp để giải quyêt vấn đề một cách triệt để trong thời gian sớm nhất.

b.Giải pháp chuyển đổi các công ty kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước

Mỗi doanh nghiệp- cụ thể ở đây là DNNN- có phương án chuyển đổi hình thức sở hữu công ty khác nhau, tuy nhiên để qua trình này diễn ra thuận lợi, các công ty cần có thời gian nghiên cứu và lựa chọn cách thức thích hợp.

Một số ý kiến cho rằng: để việc chuyển đổi diễn ra nhanh chóng, thuận lợi có thể giải thể các công ty kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước.Sau đó, tức sau khi giải thể các cán bộ nhân viên (CBNV) của các công ty này có thể tự nguyện liên kết thành lập doanh nghiệp kiểm toán phù hợp với tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại Thông tư 60 của Bộ Tài chính. Phương án này xem ra là đơn giản và thuận tiện nhất đối với các cơ quan hữu quan của Nhà nước và cũng phù hợp với kinh nghiệm chuyển đổi tương tự của một số nước (Trung Quốc). ở một khía

cạnh nào đó phương án này tạo ra sự bình đẳng và tự nguyên giữa các thành viên góp vốn và các doanh nghiệp trong cùng ngành.Tuy nhiên vấn đề được đặt ra ở đây là chính sách của Nhà nước đối với các CBNV đã từng tham gia làm việc tại các công ty này như thế nào? Việc chuyển đổi như vậy có mẫu thuẫn với các chính sách của chúng ta hiện nay trong việc đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước hay không ?

Phương án khác là: Nhà nước thực hiện việc đấu giá mua lại phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chỉ áp dụng đối với một số CBNV của công ty kiểm toán có những tiêu chuẩn nhất định. Ví dụ như số năm công tác, có chứng chỉ Kiểm toán viên.v.v. Theo nguyên tắc ai bỏ giá cao được tham gia mua lại doanh nghiệp kiểm toán.Phương án này có thể khắc phục phần nào đó những hạn chế của phương án 2 trên đây.Tuy nhiên phương án này gặp không ít khó khăn là những ai sẽ được coi là đủ "tiêu chuẩn"? Vì suy cho cùng thì tiêu chuẩn, tiêu thức nào cũng có những tính tích cực cùng sự hạn chế của nó. Mặt khác, tính tự nguyện giữa các thành viên tham gia góp vốn không được đề cao do người tham gia đấu giá không biết sẽ được cùng ai tham gia sở hữu, và quản lý trong tương lai. Điều này càng trở nên bất cập hơn khi trong thực tế có nhiều Công ty TNHH kiểm toán chỉ có một số lượng ít thành viên tham gia nhưng chỉ sau một gian nhất định đã phải chia tay do không đồng nhất trong cung cách quản lý và điều hành công ty.

Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng: Để chuyển đổi hình thức sở hữu các công ty kiểm toán nhà nước có thể thực hiện việc đấu giá mua lại phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và chỉ áp dụng giữa các nhóm thành viên CBNV của công ty kiểm toán có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 60.Phương án này về cơ bản có thể đáp ứng được hầu hết nguyện vọng của CBNV của các doanh nghiệp cũng như một số suy nghĩ quan ngại về tính khách quan trong đấu giá của các cán bộ quản lý Nhà nước.Hơn nữa các nhóm này đều được liên kết trên cơ sở tự nguyện giữa các thành viên, do vậy

có khả năng tạo ra sự bền vững trong tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương án này cũng không tránh khỏi những lo ngại về khả năng liên kết trong quá trình đấu giá, sự chênh lệch về năng lực quản lý điều hành giữa các nhóm thành viên dẫn đến tính khách quan trong đấu giá không được đảm bảo hay tính khả thi của doanh nghiệp trong tương lai. Hơn thế nữa, do đặc thù về quy mô hoạt động của các doanh nghiệp này nên thường các doanh nghiệp đều có mức vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở mức 15 tỷ (mức được xác định thông qua định giá) và chắc chắn sẽ cao hơn nếu được đấu giá công khai minh bạch, do vậy khó có thể có những CBNV vừa đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 60 vừa có đủ tiềm lực tài chính để tham gia đấu giá mua lại các doanh nghiệp này.

Ý kiến sau cùng là: Nhà nước cần thực hiện việc đấu giá mua lại phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chỉ áp dụng giữa các nhóm thành viên CBNV của trong và ngoài công ty kiểm toán có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 60. Phương án này đảm bảo cao nhất tính khách quan minh bạch trong việc đấu giá bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, do các doanh nghiệp này có những tài sản vô hình rất có giá trị (như quyền sử dụng đất, thương hiệu...) nhưng có thể không được định giá trước khi đấu giá (do chưa có hướng dẫn định giá đối với các tài sản này). Mặt khác, phương án này tạo điều kiện cho tất cả những cá nhân, tổ chức có năng lực thực sự trong quản lý và kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập có cơ hội tham gia.Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng vì lợi ích cá nhân các thành viên góp vốn sẽ không đảm bảo một sự cam kết chắc chắn rằng sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các CBNV của các doanh nghiệp kiểm toán sau khi chuyển đổi cho dù đó là quy luật của nền kinh tế thị trường đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi kiến thức và năng lực của người lao động cao.

sở hữu Nhà nước đang có nhiều cách thức lựa chọn khác nhau.Lựa chọn nào cũng tồn tại tính tính cực và chưa tích cực của nó.Do vậy, cần có thời gian suy nghĩ và sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan hữu quan của nhà nước, các doanh nghiệp kiểm toán và ngay cả các CBNV của các công ty kiểm toán nhằm đảm bảo sự chuyển đổi hiệu quả, hoàn thành đúng tiến độ thời gian và mang lại hiệu quả cao nhất cho các doanh nghiệp.

3.2.3 Tăng cường bộ máy kiểm toán cả về chất và lượng

Sự ra đời của Luật DN đã tạo điều kiện cho nhiều công ty kiểm toán TNHH, công ty tư nhân được thành lập. Tuy nhiên, việc phát triển số lượng công ty kiểm toán phải bắt đầu từ khâu then chốt là KTV.Trong điều kiện số lượng KTV có chứng chỉ còn ít, trình độ KTV chưa cao thì việc thành lập nhiều công ty kiểm toán sẽ dẫn đến tình trạng xáo trộn nhân viên giữa các công ty kiểm toán do cạnh tranh không lành mạnh. Để đáp ứng nhu cầu phát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội thực hiện” (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w