Đối với các hoạt động nghiên cứu thị trường: công ty đã bắt đầu chú trọng việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thông qua tiến hành các nghiên cứu đánh giá của người tiêu dùng trước và sau khi sử dụng sản phẩm. Ngoài ra công ty còn kèm thêm các dịch vụ hậu mãi và xây dựng hình ảnh trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng.
Về thị trường mục tiêu: thị trường công ty đang tập trung chủ yếu là ở
những thành phố lớn nơi có mật độ dân số và nhu cầu sử dụng nước giải khát cao , đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, với phân khúc tập trung vào tầng lớp thu nhập trung bình khá và cao cấp. Việc lựa chọn và duy trì thị
trường mục tiêu như hiện tại trong một khoảng thời gian dài( gần 20 năm) là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế và con người Việt Nam. Điều này đã và đang đảm bảo cho công ty có được chỗ đứng khá vững chắc và là nền tảng cơ bản nhất để công ty có thể duy trì hoạt động, tạo đà phát triển, đột phá cho các phân khúc và thị trường mới trong tương lai.
Về sản phẩm: qua kết quả phân tích cho thấy sản phẩm nước giải khát của Interfood mặc dù chưa thể cạnh tranh với Tân Hiệp Phát về kiểu dáng và hương vị nhưng Interfood lại có lợi thế về chất lượng, nhãn hiệu uy tín, đa dạng. Nhắc đến Interfood là nói đến chất lượng, uy tín. Đó cũng chính là yếu tố quyết định của đa số khách hàng khi chọn nước giải khát mang nhãn hiệu Wonderfarm. Một yếu tố khác đó là giá cả của Wondefarm thích hợp cho người tiêu dùng trung tuổi với tỷ lệ 49% người được hỏi cho biết , giá cả của mặt hàng là hợp lý.
Về chính sách giá: chiến lược định giá của Interfood cũng có những
điểm mạnh nhất định khi giữ vững ổn định trong những năm gần đây, không tham gia vào các cuộc chiến về giá trên trị trường mà thay vào đó Interfood chủ yếu sử dụng các hình thức đẩy mạnh việc tiêu thụ thông qua trung gian phân phối với các chính sách bán hàng ưu đãi hấp dẫn.
Về kênh phân phối: công ty đã lựa chọn hai chiến lược phân phối. Với chiến lược phân phối này, công ty không cần nhiều chi phí để bao quát hết toàn bộđịa điểm tiêu thụ sản phẩm mà vẫn có thể kiểm soát nhất định đối với các đại lý.
Bên cạnh đó, công ty vẫn có thể hỗ trợ, phối hợp huấn luyện nhân viên bán hàng của các đại lý về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng và tác dụng tốt của các dòng sản phẩm .
Về các hoạt động khuyến mãi, truyền thông: công ty chưa chú trọng vào việc
đầu tư cho các hoạt động truyền thông với những bước đi phù hợp. Chính
điều này đã làm cho mức độ nhận biết thương hiệu của Interfood tại thị
trường Việt Nam khá thấp. Qua kết quả nghiên cứu thị trường và phân tích chiến lược chiêu thị Interfood đã và đang thực hiện tại thị trường Việt Nam, Interfood được tương đối ít người tiêu dùng nhận biết với 67% nhận biết không nhớ và trên 37 % người nhận biết khi được hỏi về Interfood.
Về nguồn nhân lực: Interfood hiện tại thuộc tập đoàn Kirin của Nhật Bản chi phối, do đó chính sách đãi ngộ của nhân viên khá tốt nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên phát huy năng lực và cống hiến sức mình cho công ty. Interfood hiện đang sở hữu một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và
đầy sáng tạo.
2.8.2 Mặt còn hạn chế
Về các hoạt động nghiên cứu thị trường: thực tế hiện nay tại công ty cho thấy hầu hết các hoạt động nghiên cứu thị trường đều phụ thuộc vào cơ
quan nhà nước. Công ty vẫn chưa chú trọng vào nghiên cứu thị trường, các hoạt động nghiên cứu thị trường để dự báo nhu cầu cũng như hành vi tiêu dùng của khách hàng chưa được thực hiện thường xuyên và qui mô mà chủ
yếu dựa vào số liệu lịch sử và kết quả nghiên cứu của công ty mẹ.
Về thị trường mục tiêu: hiện tại công ty đang tập trung vào phân khúc trung bình khá và cao cấp, các nhóm hàng phục vụ cho nhóm đối tượng này cao hơn mức giá trung bình một chút, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng ở
tầm trung tuổi. Điều này mang lại khá nhiều bất lợi khi ở phân khúc trung bình và thấp hơn hiện nay vẫn còn bỏ trống.
Về sản phẩm: mặc dù chất lượng sản phẩm vẫn luôn được chú trọng,
đặc biệt là trong ngành nước uống và thực phẩm. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm của Interfood trong mắt người tiêu dùng vẫn còn một số hạn chế như
chưa có nhiều hương vị cho sản phẩm mà chủ yếu là dựa vào hương vị có sãn của nguyên liệu đầu vào.Công nghệ sản xuất của Công ty chưa được đầu tư
nâng cấp nên sản lượng còn thấp,. Các sản phẩm của công ty chủ yếu mang tính chăm sóc sức khỏe.
Về chính sách giá: nhìn chung phương pháp định giá của Interfood chưa thật sự linh động, còn mang tính hướng nội. Công ty chủ yếu thực hiện chiến lược giá hỗn hợp, từng dòng sản phẩm khác nhau được định giá khác nhau, phụ thuộc phần lớn vào chi phí sản xuất cũng như chi phí bán hàng. Trong quá trình định giá, thiếu sự tham gia của công tác nghiên cứu thị
trường, tìm hiểu mức giá mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được đối với từng dòng sản phẩm.
Về hệ thống phân phối: hệ thống phân phối của Interfood vẫn còn tồn tại một số điểm yếu như: chưa tạo độ phủ rộng, đặc biệt khu vực vùng sâu vùng xa, chưa kiểm soát được hệ thống các kênh phân phối, chưa đảm bảo
được tính đồng bộ về hình ảnh thương hiệu, vẫn còn tình trạng một số đại lý lớn phân phối lại sản phẩm cho các đại lý nhỏ khác. Chính vì vậy, công ty cần phải rút ngắn khoảng cách giữa công ty và người tiêu dùng cuối cùng để có thể tiếp cận tốt nhu cầu, thị hiếu của thị trường mục tiêu và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra,chất lượng dịch vụ sau bán hàng cũng là một trong những yếu tố
Interfood còn nhiều hạn chế, việc phản ánh của khách hàng gặp khó khăn khi tìm kiếm các trung tâm chăm sóc khách hàng của Interfood.
Về các hoạt động truyền thông: theo kết quả khảo sát cho thấy công ty
được khách hàng nhận biết phần lớn thông qua các hoạt động xã hội từ thiện hoặc khuyến mãi… điều này cho thấy công ty còn thiếu hụt các hoạt động trên các phương tiện truyền thông khác: báo chí, tạp chí, internet… Ngoài ra, công tác truyền thông nội bộ là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp, tuy nhiên, Interfood chưa thật sự tận dụng tốt kênh truyền thông này. Bên cạnh đó, các hoạt động đánh giá tính hiệu quả của các chương trình truyền thông chưa được đầu tư thực hiện.
Về nguồn nhân lực: điểm hạn chế lớn về nguồn nhân lực là hiện tại còn
Tóm tắt chương 2
Qua tìm hiểu thực trạng của công ty Interfood, có thể tổng kết với một số điểm cần chú ý như sau:
Hoạt động nghiên cứu về thị trường: Công ty chưa chú trọng nghiên cứu,
chủ yếu dựa vào các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng … Công ty vẫn chưa có đội ngũ chuyên sâu về hoạt động nghiên cứu thị trường. Chủ yếu công ty chỉ tập trung vào đội ngũ bán hàng.
Thị trường mục tiêu: Với mạng lưới bán hàng phủ rộng trên 63 tỉnh thành trong cả nước nhưng công ty vẫn chủ yếu tập trung vào những khu vực mang lại nhiều doanh số: các thành phố lớn, những nơi nhu cầu nước giải khát cao
ở phân khúc trung bình khá và cao cấp…Bên cạnh đó công ty vẫn tiếp tục duy trì và chú trọng vào phân khúc trung bình và thu nhập thấp đảm bảo sự ổn
định của phân khúc này nhằm tạo tiền đề và chuẩn bị nội lực cho các cuộc cạnh tranh ở các phân khúc khác.
Chính sách sản phẩm: Đặc điểm nổi trội của Wonderfarm là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, hương vị của sản phẩm vẫn là yếu tố cần phải
đặc biệt quan tâm trong thời gian sắp tới. Công ty vẫn chưa có nhiều sản phẩm mang tính thân thiện sức khỏe… và các sản phẩm đón đầu thị trường thường chậm hơn so với các đối thủ.
Chính sách giá: Điểm yếu lớn nhất về chính sách giá đó là đơn giá hiện tại vẫn còn cao so với các sản phẩm cùng loại, việc sử dụng chiến lược định giá còn mang tính hướng nội, chưa tính toán đến nhu cầu, tính sẵn lòng trả của người tiêu dùng… điều này cần đặc biệt chú ý khi thương hiệu Wonderfarm
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ
ĐÊN NĂM 2020
3.1 Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2020
Đầu tư phát triển hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại.
Đa dạng hóa sản phẩm: để mở rộng phạm vi sản phẩm của công ty bằng cách phát triển sản phẩm mới.
Phát triển thương hiệu mạnh và thân thiện.
Để thúc đẩy hình ảnh của thương hiệu công ty phát triển và tiếp thị dòng sản phẩm mới là trà các loại và các sản phẩm nước trái cây có lợi cho sức khoẻđược thiết kế bao bì nhựa (chai PET).
Thực hiện các chương trình marketing sáng tạo, đa dạng, hiệu quảđể xây dựng hệ thống thương hiệu của Interfood ngày càng vững mạnh, tạo uy tín, thân thiện với người tiêu dùng trong lĩnh vực nước giải khát và thực phẩm.
Để tăng cường lợi nhuận và khả năng cạnh tranh bằng cách thực hiện một kế hoạch tiết kiệm chi phí nhưng chất lượng sản phẩm vẫn không đổi
đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Đầu tư vào con người bằng cách đào tạo và giữ chân nhân tài qua việc Người lao động được đảm bảo thu nhập và việc làm; đời sống vật chất và tinh thần luôn được nâng cao để họ yên tâm công tác và phát huy được tính sáng tạo, chủđộng trong công việc.
3.2 Định hướng phát triển
Tiếp tục theo đuổi mục tiêu của Công ty là "tối đa hóa giá trị của cổ đông" và chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực như
sau:
Tiếp thị hiệu quả với giá bán cạnh tranh để có đầy đủ các đơn hàng trên cơ sở ưu tiên xuất khẩu và chọn lựa các khách hàng/đơn hàng nội địa có hiệu quả nhất để sản xuất.
Kiểm soát chặt chẽ để tiết kiệm vật tư nhiên liệu năng lượng, chống mọi biểu hiện lãng phí; thực hiện đồng bộ chương trình giảm phế liệu & chống sót lỗi hiệu quả - tập trung vào một số khâu then chốt.
Tiếp tục sử dụng các loại nguyên vật liệu, bao bì một cách hiệu quả để
giảm chi phí sản xuất mà vẫn bảo đảm các thông số kỹ thuật & chất lượng sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cung cấp nguyên phụ liệu và vật tư kỹ
thuật đầu vào, các định mức sử dụng vật tư sản xuất.
Kiểm soát chặt hoạt động cung ứng và có những biện pháp hợp lý về giá cả và khối lượng mua nguyên vật liệu trong tình hình thị giá nguyên liệu tăng và thay đổi nhanh theo tỷ giá USD, không để xảy ra tình trạng giá bình quân tồn kho cao hơn thị trường kể cả những khi thị giá có giảm đột biến.
Chú trọng quản trị rủi ro tài chính, kiểm soát tốt dòng tiền. Theo dõi xu hướng tỷ giá để khai thác lợi thế của nguồn thu USD từ bán hàng. Thường xuyên rà soát giá thành thực tế để có những chọn lựa và điều chỉnh phù hợp về chi phí sản xuất, giá bán.
Theo dõi cập nhật thường xuyên thông tin về chính sách tài chính kinh tế
của các quốc gia và của nhà nước VN, về giá cả (đầu vào và đầu ra), về thị
trường và khách hàng của công ty, từ đó có những quyết định linh hoạt, kịp thời, cụ thể, phù hợp với điều kiện khách quan/chủ quan và hiệu quả nhất.
3.3 Mục tiêu hoàn thiện Marketing tại Công ty Interfood
Mục tiêu đầu tiên: năm 2020 Interfood sẽ đạt được doanh thu là 100 triệu USD với thị phần là 30%. Đây là một trong những thách thức cho đội ngũ sản xuất và quản lý của công ty, nhưng cũng không phải là không thểđạt
được nếu công ty có thểđề ra được chiến lược Marketing đúng đắn cho dong sản phẩm mang thương hiệu Wonderfarm.
Mục tiêu thứ hai: đa dạng chủng loại, tạo ra từng nhóm sản phẩm phù hợp hơn với thị hiếu của từng nhóm người, đào tạo kỹ năng cho các nhân viên
bán hàng, nhâm viên chăm sóc khách hàng để có thể nắm bắt được tâm tư
nguyện vọng của người tiêu dung từ đó phối hợp với bộ phận sản xuất đáp
ứng được tốt nhất tiêu chuẩn đề ra. Xây dựng được hình ảnh trong tâm trí của người tiêu dùng.
3.4 Các giải pháp hoàn thiện Marketing cho Công ty Interfood
3.4.1 Giải pháp về nghiên cứu thị trường
Cần dự báo được xu hướng và nhu cầu của thị trường chính xác
Hiện tại công tác nghiên cứu thị trường của công ty còn rất yếu. Các số
liệu có được chủ yếu là từ các đối thủ cạnh tranh, dẫn đế nắm bắt thông tin chậm và làm mất đi cơ hội kinh doanh vàng.
Khi không dự báo chính xác càng làm số lượng sản phẩm tồn kho tăng cao làm phát sinh thêm chi phí lưu kho và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín với khách hàng và người tiêu dùng.
Để khắc phục hiện trạng trên, đề nghị công ty thực hiện hai bước song song
Đầu tiên nên thuê một công ty chuyên nghiên cứu thị trường, công ty này có nhiệm vụ cung cấp các số liệu về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng… để khắc phục tạm thời tình trạng thiếu số liệu thống kê.
Để chủđộng hơn trong công tác dự báo thị trường và lâu dài tránh phụ
thuộc vào đơn vị thứ 3, công ty nên cử nhân viên của công ty đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Interfood có thể học hỏi kinh nghiệm và đưa ra công cụ dự
báo phù hợp với mình.
Nghiên cứu khách hàng
Nên tăng cường công tác lấy ý kiến khách hàng thông qua nhiều biện pháp khác nhau: tiếp thị, email, phiếu thăm dò ý kiến…. với cách thức tổ chức và qui mô khác nhau từđó xây dụng từng nhóm khách hàng cụ thể.
Để sản phẩm của Interfood có thểđáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp và ngày càng cao của người tiêu dùng, công ty nên thuê một hoặc vài công ty thăm dò ý kiến khách hàng để tìm hiểu mong muốn thực sự của khách hàng
đối với sản phẩm và đánh giá của họ về chính sách về : chất lượng sản phẩm, giá, hệ thống phân phối và khả năng tiếp thị của sản phẩm.
Cuối cùng, trong quá trình thực hiện công ty nên học hỏi từ công ty
được thuê từđó học hỏi và thực hiện các cuộc thăm dò ý kiến đểđối chiếu, so sánh với kết quả mà công ty được cung cấp.
3.4.2 Giải pháp về thị trường mục tiêu
Đầu tiên, nên tập trung vào các phân khúc và thị trường hiện tại, IFS đã xây dụng được hệ thống phân phối rộng rãi trong cả nước.
Interfood cần phải xác định rõ thị trường chủ yếu và tập trung chiếm giữ thị phần ở thị trường này. Ngoài ra đề nghị Interfood nên chọn các vùng thị trường tiềm năng thông qua việc xem xét các yếu tố dân số và địa lý. Theo đề nghị của tôi, IFS nên phân chia thị trường theo lứa tuổi sử dụng, giới tính sử dụng và địa điểm sử dụng
Theo lứa tuổi : Theo bảng khảo sát cho thấy, nước giải khát trà bí
đao và nước yến phục vụ chủ yếu lứa tuổi từ 35- 45. Đây cũng là lứa tuổi có sự nhận thức nhiều về tầm ảnh hưởng của đường và