Chiến lược giá cả sản phẩm mới
Chiến lược giá "hớt kem": định giá cao cho sản phẩm mới, cao đến mức chỉ có một số phân khúc chấp nhận, sau khi lượng tiêu thụ chậm lại, công ty mới hạ giá sản phẩm để thu hút thêm khách hàng mới. Chiến lược này được áp dụng khi: chất lượng và ấn tượng về sản phẩm phải phù hợp với yếu tố giá cao, đủ lượng khách hàng chấp nhận giá cao, đối thủ cạnh tranh khó khăn trong việc tham gia thị trường.
Chiến lược giá xâm nhập thị trường: định giá thấp với hy vọng sẽ hấp dẫn, thu hút được nhiều khách hàng nhằm giành được một thị phần lớn.Dần dần do cải tiến, tích lũy kinh nghiệm, chi phí sản xuất sẽ hạ thấp hơn nữa và lợi nhuận sẽ tăng lên.Việc ấn định giá thấp sẽ được thuận lợi trong điều kiện: thị trường rất nhạy cảm với giá cả, giá thấp sẽ mở rộng
được thị trường; Chi phí sản xuất tỉ lệ nghịch với sản lượng; Giá thấp sẽ
không kích thích đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược giá cả sản phẩm cải tiến
Khi có kế hoạch triển khai một sản phẩm cải tiến, công ty sẽ phải tiến hành định vị sản phẩm của mình. Công ty sẽ quyết định vị trí chất lượng và giá cả của sản phẩm đó trong tâm trí người tiêu dùng và tùy theo mức
độ nhận định và đánh giá sản phẩm mà công ty có nhiều lựa chọn khác nhau về chiến lược giá.
Bảng 1.2 phía trên cho thấy các phương án chiến lược có thể kết hợp giữa các mức chất lượng và giá cả, phân chia một cách tương đối theo 3 mức độ: cao, trung bình và thấp.
Nếu công ty đứng đầu thị trường hiện thời đã chiếm lĩnh ô số 1 thông qua việc đưa sản phẩm hảo hạng và đề ra mức giá cao nhất thì các công ty mới gia nhập có thể triển khai một trong những chiến lược khác: Công ty mới có thể thiết kế một sản phẩm chất lượng cao và đề ra giá trung bình (ô 2), thiết kế một sản phẩm trung bình và đề ra giá trung bình (ô 5)…Công
ty cũng cần phải xem xét qui mô và tốc độ tăng trưởng thị trường trong mỗi ô và các đối thủ cạnh tranh đặc biệt.
Bảng 1.2: Chiến lược phối hợp giá cả và chất lượng
Giá Chất lượng
Cao Trung bình Thấp
Cao 1.Chiến lược siêu phẩm
2.Chiến lược thâm nhập
3.Chiến lược giá trị
- tuyệt hảo Trung
bình
4.Chiến lược bán mắc
5.Chiến lược trung bình
6.Chiến lược giá trị-khá
Thấp 7. Chiến lược giá bán cắt cổ
8.Chiến lược trung bình- thấp
9. Chiến lược giá trị-thấp