Ở Việt Nam, theo Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam) thì cây đậu tương được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước với diện tích hàng năm là 129,4 ngàn ha, năng suất trung bình là 11,3 – 14,3 tạ/ha. Có 3 vùng trồng đậu tương lớn nhất là Miền núi và Trung du Bắc bộ, Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam bộ, chiếm 72,2% tổng diện tích trồng cả nước. Các tỉnh trồng nhiều đậu tương như: Cao Bằng, Sơn La, Đồng Nai, Đồng Tháp...
Theo dự báo quốc gia. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm đậu tương ngày càng tăng ở trong nước và xuất khẩu thì sản lượng đậu tương của cả nước phải đạt 1.000.000 tấn vào năm 2010 (Trần Đình Đông, 1994)[8].
Như vậy, nhu cầu về sản phẩm đậu tương của các ngành thương mại, chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm ngày càng phát triển nên cây đậu tương ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Xuất phát từ vấn đề trên trong những năm gần đây, cây đậu tương đã được các Viện, Trường Đại học đầu tư nghiên cứu và tuyển chọn ra nhiều giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng được nhiều vụ trong năm
(K.S Vũ Danh Ca, 2004)[2]. Trong công tác chọn tạo giống đậu tương được
tập trung vào một số hướng chính sau đây: (Ngô Thế Dân và CS, 1999)[5]. - Chọn tạo giống thích hợp cho từng thời vụ gieo trồng khác nhau: ở Miền nam, chọn bộ giống thích hợp cho 2 vụ: mùa khô và mùa mưa. ở các tỉnh phía Bắc, chọn bộ giống thích hợp cho vụ Xuân, vụ hè và vụ Đông.
- Xác định các bộ giống thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau. - Chọn giống có năng suất cao. Đồng thời đưa ra định hướng cho những năm sau.
- Chọn tạo giống đậu tương chín sớm để đưa vào chân đất 2 lúa – 1 đậu tương hè ở Bắc Giang với thời gian sinh trưởng 70-75 ngày.
- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ Đông với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Đồng bằng Sông Hồng, thời gian sinh trưởng 80-90 ngày.
- Chọn giống đậu tương thích hợp cho vùng đất bãi và trung du các tỉnh phía Bắc, năng suất đạt từ 20-25 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 90-100 ngày, chống chịu với bệnh gỉ sắt.
- Chọn tạo giống đậu tương hè thích hợp cho các tỉnh miền Núi phía Bắc, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, năng suất từ 15-20 tạ/ha, chịu hạn, ít nhiếm virut.
- Chọn giống đậu tương cho vùng Tây nguyên có tiềm năng năng suất từ 25-27 tạ/ha trong vụ Xuân hè gieo từ tháng 3, đậu tương hè cho vùng Đông nam bộ gieo từ tháng 4, đậu tương Xuân hè cho vùng đồng bằng sông Cửu long.
- Chọn giống đậu tương có hàm lượng dầu cao từ 25-27%.
- Chọn giống đậu tương hạt to, chất lượng cao phục vụ cho chế biến thực phẩm và làm rau.
- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp rộng có thể trồng được ở cả 3 vụ có khả năng cố định đạm cao.
- Chọn giống đậu tương trồng xen, gối vụ góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, vừa tăng độ phì nhiêu cho đất vừa tăng hiệu quả hàng hóa cho sản xuất nông nghiệp.
Mười năm gần đây, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công nhận và áp dụng rộng rãi trong sản xuất nhiều giống đậu tương quốc gia, hàng
chục giống được phép khu vực hóa và hàng chục giống khác có triển vọng trong khảo nghiệm quốc gia. Các giống này có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt, protein có thể đạt tới 47%, hạt to tròn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Viện di truyền nông nghiệp hàng năm áp dụng phương pháp di truyền học hiện đại, kết hợp giữa phương pháp lai hữu tính và đột biến thực nghiệm đã chọn tạo nhiều giống đậu tương mới theo tiêu chuẩn và thích ứng rộng cho năng suất cao có thể trồng cả vụ nóng và vụ lạnh một cách ổn định, chất lượng hạt tốt (Đậu nành, 1996)[11].
Cây đậu tương đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đặc biệt là công tác nghiên cứu về giống. Các phương pháp tạo giống đậu tương như lai xa, xử lý đột biến, nhập nội...đều đã được áp dụng. Đi theo hướng nghiên cứu đó có nhiều tác giả.
Tác giả Trần Đình Long, (1977) [23] nghiên cứu về sự biến dị và tương
quan của một số tính trạng số lượng với năng suất hạt ở quần thể đột biến đậu tương cho rằng để chọn lọc các dạng đậu tương năng suất cao trước hết phải dựa vào số lượng hạt/cây, số quả chắc/cây và khối lượng 1.000 hạt. Sau khi tiến hành nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ.
Bằng phương pháp lai hữu tính đậu tương cho thấy các tính trạng khác nhau có hệ số biến dị và di truyền khác nhau. Một số tính trạng như số quả chắc/cây, khối lượng hạt/cây có hệ số biến dị cao. Chiều cao cây và số đốt/thân chính có hệ số di truyền thấp. Một số tính trạng có hệ số tương quan thuận khá cao ở các quần thể lai cũng dựa vào các tính trạng như: Số lượng hạt/cây, số quả chắc/cây và khối lượng 1.000 hạt. Tuy nhiên, ở các thế hệ đầu khi chọn lọc cần chú ý đến tính trạng có hệ số di truyền cao và mối quan hệ năng suất hạt như: Chiều cao cây và số đốt/thân chính (Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự, 1984) [17].
Một trong những yếu tố hạn chế năng suất ở đậu tương nhóm ngắn ngày là diện tích lá. Kết quả nghiên cứu tương quan cho thấy có mối tương
quan thuận rất chặt giữa năng suất và tính trạng này (r = 0,8904). Yếu tố hạn chế khác được xác định là trọng lượng hạt và số quả /cây (trọng lượng hạt/cây) từ đó đề xuất hướng chọn giống mới là ngắn ngày, diện tích lá lớn và năng suất hạt/cây cao (Trần Văn Lài và cộng tác viên, 1987) [20].
Các kết quả nghiên cứu của Đào Thế Tuấn và Trần Văn Lài, (1989) [30] cho thấy: Trong điều kiện năng suất và ngoại cảnh biến động cao, năng suất hạt có tương quan mạnh nhất với các yếu tố như diện tích lá, sản lượng, quang hợp, số quả và số hạt. Bằng phương pháp phân tích thành phần đã xác định được 4 thành phần chính, trong đó thành phần I và II (đại diện cho các yếu tố của sức chứa), chiếm 72,4% và các thành phần III và IV (đại diện cho yếu tố nguồn), chiếm 13,6% biến động năng suất chung cho 3 vụ và tương ứng cho vụ Xuân hè là 55,8% và 23,6%. Theo nhận xét của các tác giả thì năng suất đậu tương còn thấp, vai trò cải tiến sức chứa (tăng diện tích lá, tăng yếu tố quyết định số lượng hạt) là quan trọng. Còn năng suất đã lên cao thì việc cải tiến nguồn (hiệu suất quang hợp sau nở hoa, khối lượng 1.000 hạt) trở thành quan trọng hơn.
Nghiên cứu chỉ số chọn lọc và các tham số ổn định kiểu hình trong công tác chọn tạo giống đậu tương, Nguyễn Tấn Hinh, (1992) [15] cho rằng năng suất hạt đậu tương có hệ số biến động kiểu hình rất lớn nhưng lại có hệ số di truyền tương đối thấp, đồng thời có hệ số tương quan kiểu hình và tương quan di truyền thuận chặt với số quả chắc/cây, số đốt mang quả, số cành cấp I, số đốt trên thân chính và số hạt/quả. Chọn lọc các dòng, giống đậu tương dựa theo chỉ số cho hiệu quả rõ rệt so với chọn lọc trực tiếp về năng suất hạt. Có thể đánh giá tính ổn định kiểu hình của đậu tương bằng các thời vụ hoặc các vụ gieo trồng khác nhau. Có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa giống với môi trường về năng suất hạt. Sự biểu hiện kiểu hình của năng suất hạt, chiều cao cây, số đốt mang quả và số hạt chắc/cây có hệ số tương quan thuận chặt với sự nhậy cảm của chúng.
Tính ổn định kiểu hình của thời gian sinh trưởng là thành phần chính kiểu hình của năng suất hạt ở đậu tương.
Khi nghiên cứu biến động của một số tính trạng số lượng ở các giống đậu ăn hạt qua các đợt gieo trồng ở đồng bằng sông Hồng, Vũ Tuyên Hoàng
và Đào Quang Vinh, (1984) [17] cho biết sự biến động theo giống thấp hơn
sự biến động theo đợt trồng. Một số tính trạng như số đốt/thân, số đốt mang quả có hệ số biến động theo đợt trồng. Theo các tác giả còn cho biết giữa năng suất hạt với các tính trạng số lượng có mối quan hệ với nhau, xác định được mối quan hệ của năng suất với các tính trạng số lượng và phạm vi biến động giữa các tính trạng đó sẽ đưa ra được phương hướng tác động hợp lý để nâng cao năng suất nhưng biến động theo điều kiện trồng trọt thì nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác động, những tính trạng tương đối ổn định (hệ số biến động thấp) có thể căn cứ khi chọn giống.
Khi nghiên cứu biến động của một số đặc tính sinh lý và mối quan hệ của chúng với năng suất hạt, Đào Quang Vinh, (1984) [31] đã đưa ra nhận xét: Chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp thuần và lượng chất khô tích luỹ biến động rất mạnh theo điều kiện trồng trọt.
Lượng chất khô tích luỹ tương quan thuận với diện tích lá và hiệu suất quang hợp, ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực vai trò của diện tích lá và hiệu suất quang hợp đối với sự tích luỹ chất khô tương đương nhau. Giữa năng suất hạt và sự tích luỹ chất khô có tương quan thuận khá chặt chẽ (r = 0,48 - 0,69). Theo tác giả muốn tăng lượng chất khô tích luỹ nhằm tăng năng suất hạt cần tăng sự phát triển bộ lá ở giai đoạn đầu, duy trì bộ lá và tăng khả năng quang hợp ở giai đoạn sau.
Nguyễn Tấn Hinh, (1990) [14] khi nghiên cứu về sự khác biệt di truyền
ở đậu tương cho thấy: Thời gian sinh trưởng có vai trò quan trọng nhất, tiếp đến là trọng lượng 1.000 hạt và số quả chắc/cây. Năng suất hạt có tỷ lệ ảnh hưởng thấp nhất. Các giống đậu tương nghiên cứu đã được tác giả xếp vào 11
nhóm khác biệt nhau về mặt di truyền và có thể ứng dụng chọn tạo giống đậu tương về năng suất hạt và một số tính trạng khác.
Vũ Đình Chính, (1995) [4] khi nghiên cứu một số đậu tương đã phân lập
các chỉ tiêu thành 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất hạt. Nhóm thứ nhất gồm 18 chỉ tiêu không tương quan chặt với năng suất (số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, số đốt mang quả, số nốt sần, diện tích lá, khối lượng chất khô tích luỹ....). Nhóm thứ 3 là nhóm các chỉ tiêu có tương quan nghịch với năng suất bao gồm 5 chỉ tiêu đó là: tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virus, tỷ lệ bệnh đốm vi khuẩn và tỷ lệ sâu đục quả. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra mô hình cây đậu tương có năng suất cao là: Số quả/cây nhiều, tỷ lệ quả chắc cao, trọng lượng 1.000 hạt lớn, tỷ lệ quả 2 - 3 hạt cao, diện tích lá thời kỳ mẩy lớn, trọng lượng tươi và khô thời kỳ hoa rộ, quả mẩy cao và số nốt sần/cây nhiều.
Trần Đình Đông và cộng tác viên, (1994) [9] khi đánh giá khả năng
thích ứng của một số dòng đậu tương đột biến qua các thời vụ đã xác định được các dòng S13, S25, S31, S52 ít nhậy cảm với điều kiện môi trường (bi < 1) và có năng suất ổn định qua các thời vụ (S2di < 0). Các tác giả cho rằng, những giống này có thể gieo trồng cả 3 vụ (vụ Xuân hè, hè, Đông).
Khi nghiên cứu quan hệ giữa chất lượng hạt với các giai đoạn sinh trưởng yếu tố cấu thành năng suất và đặc điểm hạt ở đậu tương, Phạm Thị Đào, (1998) [10] thấy rằng: chất lượng hạt giống hoặc khả năng bảo quản hạt không bị ảnh hưởng bởi các giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng của cây. Chất lượng hạt sau thu hoạch có tương quan thuận với khối lượng riêng của hạt, độ nhẵn vỏ hạt và tương quan nghịch với kích thước hạt, nếp nhăn/vỏ hạt. Tác giả cho biết năng suất hạt có tương quan thuận với chiều cao cây, số quả/ cây và số đốt/thân chính.
Nguyễn Huy Hoàng, (1992) [18] nghiên cứu khả năng chịu hạn của
1.004 mẫu giống đậu tương nhập nội ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả đã xây dựng được phương trình biểu diễn mối tương quan phụ thuộc giữa khả năng chịu hạn với một số đặc tính khác của cây đậu tương như: Mật độ lông phủ và
mật độ khí khổng/đơn vị diện tích lá, thời gian sinh trưởng ở nhóm giống chín sớm và cực sớm....Hàm lượng Protein, hàm lượng dầu và hệ số vi phân bổ có tương quan rất yếu với khả năng chịu hạn của giống. Những kết quả phân tích sự biểu hiện của tính chịu hạn của con lai F1 bước đầu cho thấy khả năng chịu hạn ở con lai F1 nhìn chung di truyền theo qui luật trung gian.
Bằng phương pháp “Chọn lọc phả hệ (Pedigree)” Trần Đình Long và
cộng sự, (1995) [24] đã chọn ra được các giống đậu tương Việt Xô 9-2 (VX 9 -
2) và cho phép khu vực hoá VX 9 - 1. Các giống này đều có ưu điểm là năng suất cao, ổn định, hạt to đẹp, màu sáng, hàm lượng Protein và dầu tương đối cao, có khả năng chống chịu khác từ trung bình đến trung bình khá, không dài ngày.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng kháng bệnh gỉ sắt với một tính trạng ở đậu tương để phục vụ cho công tác tạo giống chống bệnh (Nguyễn Thị
Bình ,1990) [1] đã cho thấy mật độ lông phủ/cm2 mặt dưới lá có quan hệ chặt với
khả năng chống bệnh gỉ sắt của cây. Với các tính trạng khác như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và mật độ khí khổng thì có tương quan không chặt chẽ.
Ở nước ta chỉ trong vòng 10 năm qua, công tác nghiên cứu về cây đậu tương nói chung cũng như công tác chọn tạo giống đậu tương nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu. Hàng chục giống đậu tương được chọn bằng các phương pháp khác nhau, có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất: Giống đậu tương M103 được chọn tạo bằng phương pháp xử lý đột biến Ethyleninin nồng độ 0,01% từ giống V70(Trần Đình Long và cộng sự, 1995) [25] giống đậu tương hè DT80 được tạo ra bằng con đường lai hữu tính giữa vàng Mộc Châu (giống địa phương Sơn La) và V70, một số giống nhập nội từ Trung Quốc, (Ngô Đức Dương và cộng sự, 1995) [6].
Theo Trần Thị Đính, (1995)[12] thì giống AK05 được chọn ra từ dạng
hình phân ly của G - 2216 nhập từ AVRGC, là giống chịu rét khá, sinh trưởng khỏe, chống bệnh khá, có tiềm năng năng suất cao, mẫu mã đẹp đáp ứng được nhu cầu thị hiếu, thích hợp cho vụ Xuân và vụ Đông.
Giống DT84 được chọn bằng phương pháp xử lý đột biến trên dòng lai 8 - 33 (DT80 x ĐH4), tác nhân tia Gama Co 18 kr, áp dụng phương pháp ba bậc một hạt ( single seed descen method SSDM A. Brim 1966) đến M8 thu được dòng 84/9 ổn định. DT84 là giống ngắn ngày có khả năng thích ứng rộng, có tiềm năng năng suất cao, cho năng suất thực tế trung bình cao hơn các giống đậu tương khác cùng thời gian sinh trưởng từ 10-30%, chống chịu thời tiết bất thuận, chống chịu sâu bệnh khá, chất lượng hạt tốt, dễ để giống (Mai Quang Vinh và cộng sự, 1995) [32].
Năm 1999-2002, Andrew James, GS.VS. Trần Đình Long và CS [19]
đã khảo nghiệm một số các giống đậu tương có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau. Kết quả cho một số mẫu dòng có triển vọng, thời gian sinh trưởng và năng suất ổn định trong nhiều vụ như dòng 95389 cho năng suất 1,4-2,6 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 90-96 ngày, thích hợp với vùng chuyên canh đậu tương miền bắc trong vụ Đông Xuân và Xuân, như CM60 đạt 13-29 tạ/ha, MSBR20 đạt 23,87 tạ/ha.
Năm 2001-2002, PGS.TS Đoàn Thị Thanh Nhàn [27] đã so sánh một số dòng, giống đậu tương nhập nội từ Australia trong vụ hè và vụ Xuân tại Gia lâm – Hà nội. Kết quả ở cả 3 vụ các giống 96031411 năng suất 29,2-34,67 tạ/ha ( vụ Đông, vụ