Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của các dòng đậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng đậu tương nhập nội từ australia năm 2005 -2006 tại thái nguyên.pdf (Trang 78)

các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm

Đậu tương là một loại cây trồng có nhiều loại sâu bệnh hại đó chính là yếu tố hạn chế năng suất đậu tương. Một giống đậu tương tốt ngoài khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt còn phải có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như hạn, úng, đổ và đặc biệt là khả năng chống chịu sâu bệnh.

Trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống thì việc chọn tạo ra những giống có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi có ý nghĩa lớn. Khi đưa giống có khả năng chống chịu tốt vào sản xuất sẽ làm giảm chi phí cho khâu bảo vệ thực vật, đặc biệt không gây ô nhiếm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Kết quả theo dõi khả năng chống chịu của các giống đậu tương vụ Xuân 2006 được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Một số sâu hại chính và khả năng chống đổ của các dòng đậu tƣơng có triển vọng vụ Xuân 2006

STT Tên dòng Sâu cuốn lá (con/m2) Sâu đục quả (% quả bị hại) Khả năng chống đổ (điểm 1-5) 1 E032B-3 5,86 3,50 1 2 E032B-5 5,38 2,34 1 3 E085-10 8,14 3,47 2 4 E088-6 5,00 2,07 2 5 E089-10 5,51 2,17 1 6 E089-9 5,71 1,68 2 7 DT84(đ/c) 3,80 4,91 1

Qua số liệu bảng 3.9 cho chúng tôi thấy: Vụ Xuân 2006 cây đậu tương bị sâu cuốn lá và sâu đục quả phá hoại là chủ yếu.

- Sâu cuốn lá. (Lamprosema indicata Fabr)

Sâu cuốn lá phá hại chủ yếu trên các vùng trồng đậu tương cả nước, phá hại trên các lá bánh tẻ từ giai đoạn cây con đến khi có quả. Sâu phá hại làm hỏng lá, giảm diện tích quang hợp của cây gây giảm năng suất. Sâu phát sinh quanh năm trên đồng ruộng. Mật độ sâu tăng nhanh và gây hại mạnh nhất vào thời kỳ cây có 4-6 lá kép và đang hình thành quả. Đậu tương Xuân thường bị hại từ cuối tháng 3 và tháng 4.

Qua thí nghiệm cho thấy các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm đều bị sâu cuốn lá phá hại nặng hơn đối chứng. Mật độ sâu hại biến động từ 5- 8,14 con/m2 ( giống đối chứng DT84 là 3,80 con/m2). Trong đó dòng E085-10 bị hại nặng nhất (8,14 con/m2

).

- Sâu đục quả. (Etiella zinckenella Treil):

Là sâu hại quan trọng đối với các vùng trồng đậu tương trong cả nước, sâu phá hại mạnh nhất từ khi đậu tương bắt đầu ra quả cho đến khi thu hoạch. Sâu non gặm vỏ quả đục vào trong ăn hạt làm cho hạt bi khuyết từng phần hoặc đục rỗng cả bên trong, làm giảm năng suất. Sâu hại mạnh vào các tháng 5, 6 trên đậu tương vụ Xuân. Qua bảng 3.9 cho thấy các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm đều bị hại thấp hơn đối chứng. Trong đó dòng E089-9 có tỷ lệ quả bị hại thấp nhất (1,86% quả bị hại), tiếp đến là dòng E088-6 (2,07%).

- Khả năng chống đổ

Là chỉ tiêu quan trọng đối với sản xuất đậu tương. Nó liên quan chặt chẽ tới đường kính thân và chiều cao cây. Những cây có thân mập, đốt ngắn thường có khả năng chống đổ tốt. Ngược lại những cây thân bé, cây cao, đốt dài thường có khả năng chống đổ kém.Tính chống đổ của cây đậu tương được đánh giá theo thang điểm từ 1-5 (bằng phương pháp Tangcy năm 1991).

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, khả năng chống đổ của các dòng đậu tương thí nghiệm dao động từ điểm 1 đến điểm 2. Có 3 dòng E032B-3, E032B-5, E089-10 có khả năng chống đổ tốt (đánh giá điểm 1), tương đương với giống đối chứng, 3 dòng E085-10, E088-6, E089-9 có khả năng chống đổ khá (đánh giá điểm 2).

3.3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý của các dòng đậu tương có triển vọng vụ Xuân 2006

Chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô là 2 chỉ tiêu sinh lý quan trọng, phản ánh khả năng sinh trưởng của giống và liên quan chặt chẽ

đến năng suất đậu tương. Lá là cơ quan chính làm nhiệm vụ quang hợp và lá là cơ sở để tạo ra vật chất khô cho cây. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 90-95% vật chất khô của cây trồng là sản phẩm của quá trình quang hợp. Trong thực tế hai quá trình hô hấp và quang hợp của cây xanh xảy ra trong cùng một tế bào, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia. Muốn tạo điều kiện cho đậu tương tăng khả năng tích lũy vật chất khô, phải tạo quá trình quang hợp tốt, hô hấp bình thường. Cở sở để tăng cường quang hợp là nâng cao chỉ số diện tích lá.

Diện tích lá là một chỉ tiêu có tương quan thuận với số lá, tuổi thọ và kích thước lá. Đặc điểm ra lá, độ to nhỏ của lá, số lá nhiều hay ít và sống lâu hay nhanh là do giống qui định. Tuy nhiên chúng cũng phụ thuộc một phần không nhỏ vào điều kiện ngoại cảnh.

Dựa vào chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô từ đó xác định tiềm năng cho năng suất của các giống. Kết quả nghiên cứu chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô được trình bầy ở bảng 3.10

Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu sinh lý của các dòng đậu tƣơng có triển vọng vụ Xuân 2006

TT Tên dòng

Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh CSDTL (m2lá/m2 đất) KNTLVCK CSDTL (m2lá/m2 đất) KNTLVCK g/cây % so với M tƣơi g/cây %so với M tƣơi 1 E032B-3 2,21 3,96 18,57 5,62 34,80 30,10 2 E032B-5 1,89 4,52 23,17 2,30 17,74 28,13 3 E085-10 2,84 5,35 20,95 5,13 26,29 31,30 4 E088-6 3,04 6,36 23,74 3,12 24,62 32,47 5 E089-10 2,65 4,75 19,33 3,69 25,83 29,77 6 E089-9 3,10 5,68 23,37 3,61 27,64 33,72

7 DT84(đ/c) 3,02 6,67 26,57 3,52 15,58 27,03

CV% 10,8 13,1 8,0 12,8

LSD(05) 0,51 1,24 0,55 5,60

LSD(01) 0,72 1,74 0,77 7,85

Qua số liệu bảng 3.10 chúng tôi thấy chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của các dòng đậu tương thí nghiệm tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng và đạt cao nhất ở thời kỳ chắc xanh.

0 1 2 3 4 5 6 E 032 B -3 E 032 B -5 E 085 -10 E 088 -6 E 089 -10 E 089 -9 D T 84( ®/ c) Tên dòng CSDTL (m2lá/m2 đất) Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh

Thời kỳ hoa rộ, chỉ số diện tích lá của các dòng dao động từ 1,89-3,10 m2lá/m2 đất. Trong thí nghiệm 2 dòng E032B-3 và E032B-5 có chỉ số diện tích lá thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99%, các dòng còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương đối chứng ( Sai khác không có ý nghĩa).

Thời kỳ chắc xanh chỉ số diện tích lá của các dòng đều tăng so với thời kỳ hoa rộ. Trong thí nghiệm dòng E032B-3 và E085-10 có chỉ số diện tích lá cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99%, dòng E032B-5 có chỉ số diện tích lá thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99%, 3 dòng còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương đối chứng ( sai khác không có ý nghĩa).

Hiệu quả của quá trình quang hợp là khả năng tích lũy vật chất khô. Chỉ tiêu này và năng suất có mối tương quan chặt và thuận. Giống nào có khả năng tích lũy vật chất khô cao sẽ cho năng suất cao và ngược lại, giống nào có khả năng tích lũy vật chất khô thấp sẽ cho năng suất thấp. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của đậu tương, khả năng tích lũy vật chất khô của đậu tương tăng dần theo các thời kỳ.

Thời kỳ hoa rộ, lượng chất khô tích lũy được của các dòng đậu tương thí nghiệm dao động từ 3,96-6,67 g/cây, tương đương với 18,57-23,74% so với khối lượng tươi. Trong thí nghiệm dòng E088-6 và E088-9 có khả năng tích luỹ vật chất khô tương đương đối chứng (sai khác không có ý nghĩa), các dòng còn lại khả năng tích luỹ vật chất khô thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% (E085-10) và 99% (các dòng còn lại)

Thời kỳ chắc xanh, khả năng tích luỹ vật chất khô tăng cao hơn so với thời kỳ hoa rộ, dao động từ 17,74-34,8g tương đương với 28,13-33,72% so với khối lượng tươi. Ở thời kỳ này khả năng tích luỹ vật chất khô của dòng E032B-5 tương đương với đối chứng (sai khác không có ý nghĩa), các dòng còn lại đều có khả năng tích luỹ vật chất khô cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99%.

3.3.5. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng đậu tương có triển vọng vụ Xuân 2006 tương có triển vọng vụ Xuân 2006

Cây đậu tương chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng, một phần chính là nhờ khả năng cải tạo đất thông qua nốt sần hệ rễ.

Nốt sần là phần vỏ rễ phình ra và trong đó có vi khuẩn Rhizobium Japonicum sống.Vi khuẩn này hình gậy, sống trong đất, có khả năng đi vào rễ và cố định đạm từ khí trời. nốt sần phân bố trên các rễ ở độ sâu cách mặt đất 1m. Nốt sần sinh ra khi vi khuẩn tấn công tế bào biểu bì. Những tế bào chưa trưởng thành là nơi thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào (Turgeon và Bomer, 1982). Điều này chứng tỏ rằng chỉ ở những lông hút đang sinh trưởng mạnh

thì vi khuẩn mới có thể xâm nhập được. Những lông hút bị xâm nhập thường ngắn hơn lông hút trưởng thành và nó thường bị cong lại.

Nốt sần hình thành sớm trên rễ chính, có thể quan sát thấy rõ khoảng 15-20 ngày sau gieo và nó phát triển nhanh chóng về số lượng và kích thước cả trên rễ chính lẫn rễ phụ. Các nốt sần bên trong có mầu hồng là đang ở thời kỳ hoạt động cố định đạm, nếu bên trong có mầu xanh xám là đã hết khả năng hoạt động. Nốt sần có nhiều và hoạt động mạnh nhất vào giai đoạn trước và trong lúc ra hoa, sau đó giảm dần và hết tác dụng.

Để đánh giá khả năng tạo thành nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi số lượng và khối lượng nốt sần ở hai thời kỳ hoa rộ và chắc xanh. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.11:

Bảng 3.11. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng đậu tƣơng có triển vọng vụ Xuân 2006

STT Tên dòng

Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh Số lƣợng (cái/cây) Khối lƣợng (g/cây) Số lƣợng (cái/cây) Khối lƣợng (g/cây) 1 E032B-3 9,33 0,46 21,90 0,93 2 E032B-5 9,73 0,32 23,51 1,29 3 E085-10 10,73 0,46 20,41 1,33 4 E088-6 9,30 0,34 21,00 1,06 5 E089-10 9,93 0,43 22,18 1,32 6 E089-9 8,33 0,39 25,25 1,58 7 DT84(đ/c) 10,77 0,52 13,27 0,52 CV% 21,5 18,8 15,5 21,1 LSD(05) 3,71 0,139 5,80 0,431 LSD(01) 5,21 0,195 8,13 0,604

Qua bảng số liệu bảng 3.11 chúng tôi thấy: khả năng hình thành nốt sần ở các dòng là khác nhau và thay đổi qua các thời kỳ.

Ở thời kỳ hoa rộ số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng đậu tương thí nghiệm dao động từ 8,33-10,77 cái/cây, tương đương 0,323-0,523 g/ cây tất cả các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm đều có số lượng nốt sần tương đương đối chứng ( Sai khác không có ý nghĩa). Trong thí nghiệm dòng E088-6 và E032B-5 có khối lượng nốt sần thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% và 99%, các dòng còn lại có khối lượng nốt sần tương đương đối chứng (sai khác không có ý nghĩa).

Thời kỳ chắc xanh, số lượng nốt sần tăng nhanh biến động từ 20,41- 25,25 cái/cây. Các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm đều có số lượng nốt sần nhiều hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% (E085-10, E088-6) và 99% (các dòng còn lại). Thời kỳ này khối lượng nốt sần đạt từ 0,93- 1,58g/cây, trong thí nghiệm dòng E032B-3 có khối lượng nốt sần tương đương đối chứng ( Sai khác không có ý nghĩa), các dòng còn lại có khối lượng nốt sần cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% (E085-10) và 99% (các dòng còn lại). 0 5 10 15 20 25 30 E 0 3 2 B -3 E 0 3 2 B -5 E 0 8 5 -1 0 E 0 8 8 -6 E 0 8 9 -1 0 E 0 8 9 -9 D T 84 (Đ /C ) Tê n dòng Thờikỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh Nốt sần (cái/cây)

3.3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm tương tham gia thí nghiệm

3.3.6.1. Khả năng hình thành quả và hạt của các dòng đậu tương

Khả năng hình thành quả và hạt của các giống đậu tương là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng nhất để đánh giá giống. Đó cũng là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Một giống tốt hay xấu được phản ánh bằng chỉ tiêu năng suất hạt.

Năng suất hạt đậu tương là kết quả tổng hợp hàng loạt các yếu tố cấu thành năng suất như: số quả chắc/cây, số quả một hạt/cây, số quả 2 hạt/cây, số quả 3 hạt/cây, trọng lượng hạt/cây, khối lượng 1000 hạt.

Khả năng hình thành quả và hạt bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh.Trong điều kiện ngoại cảnh như nhau thì khả năng biểu hiện các tính trạng trên phụ thuộc chủ yếu vào giống, tuy vậy các biện pháp kỹ thuật tác động cũng làm thay đổi một phần nào đó các yếu tố cấu thành năng suất, tạo nên sự cân bằng có lợi cho việc hình thành năng suất của đậu tương.

Kết quả nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng đậu tƣơng có triển vọng vụ Xuân 2006 ST T Tên dòng Số quả chắc/cây (quả) Số hạt chắc/quả (hạt) M1000 hạt (gam) NSLT (ta/ha) NSTT (tạ/ha) 1 E032B-3 73,70 2,47 134,13 80,27 34,28 2 E032B-5 38,90 2,51 128,88 44,04 28,14 3 E085-10 39,10 2,50 166,48 56,96 34,28

4 E088-6 42,93 2,25 171,46 57,10 34,00 5 E089-10 47,83 2,30 155,16 59,74 29,57 6 E089-9 43,93 2,26 148,05 51,44 31,14 7 DT84(đ/c) 21,06 1,80 181,27 24,05 21,71 CV% 9,4 3,8 2,6 6,3 LSD(05) 7,36 0,16 7,24 3,42 LSD(01) 10,32 0,22 10,14 4,80 - Số quả chắc/cây

Đây là một tính trạng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của giống, số quả chắc/ cây là tính trạng số lượng, do vậy ngoài việc phụ thuộc vào giống nó còn chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng...

Qua số liệu bảng 3.12 chúng tôi thấy số quả chắc/cây của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm biến động từ 38,9-73,7 quả, nhiều hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99% (DT84: 21,6 quả).

- Số hạt chắc/quả

Số hạt chắc/ quả của các dòng đậu tương thí nghiệm biến động từ 2,25- 2,51 hạt, nhiều hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99% (DT84: 1,80 hạt).

- Khối lượng 1000 hạt

Số liệu bảng 3.12 cho thấy: Khối lượng 1000 hạt của các dòng đậu tương thí nghiệm dao động từ 128,88-181,27 gam, thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% (E088-6) và 99% (các dòng còn lại).

Mục đích cuối cùng của công tác chọn tạo giống là chọn ra được những giống có năng suất cao, chất lượng tốt để phục vụ cho sản xuất. Do đó năng suất là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá giống. Năng suất là kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển.

- Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng cho năng suất tối đa của giống đó trong một điều kiện nhất định. Năng suất lý thuyết phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố cấu thành năng suất. Nếu các yếu tố cấu thành năng suất cao thì cho năng suất cao và ngược lại.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy: Năng suất lý thuyết của các dòng đều cao hơn giống đối chứng, biến động từ 44,04-80,27 tạ/ha.Trong đó dòng E032B-3 năng suất lý thuyết cao nhất (80,27 tạ/ha), cao hơn giống đối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng đậu tương nhập nội từ australia năm 2005 -2006 tại thái nguyên.pdf (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)