Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các dòng đậu tương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng đậu tương nhập nội từ australia năm 2005 -2006 tại thái nguyên.pdf (Trang 70)

Sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của toàn bộ các chức năng sinh lý của cây như quang hợp, hô hấp…Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc, kết quả là sự tăng lên về số lượng, kích thước của tế bào các cơ quan trong cây, phát triển là sự biến đổi về chất các tế bào các cơ quan dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc, chức năng của chúng.

Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình xen kẽ không thể tách rời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đồng thời cùng song song tồn tại và phát triển. Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng. Đối với cây đậu tương thì sinh trưởng và phát triển là quá trình biến đổi từ hạt, là sự tăng lên không ngừng về chiều cao cây, số lá, quá trình lớn lên của quả và hạt cho đến khi đạt kích thước tối đa và chín.

Thời gian sinh trưởng của cây trồng nói chung và của cây đậu tương nói riêng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống. Việc xác định thời gian sinh trưởng của các giống rất quan trọng. Vì đây là cơ sở để ta bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp.

Thời gian sinh trưởng của cây đậu tương được chia là 5 giai đoạn. Giai đoạn từ gieo đến mọc, phân cành, ra hoa, , chắc xanh, chín. Các giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ , ẩm độ. Trong đó giai đoạn nở hoa là quan trọng nhất vì giai đoạn này mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ, nếu nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đậu tương sau này.

Nghiên cứu về thời gian sinh trưởng và thời kỳ phát dục của cây đậu tương có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất. Nó giúp cho việc đánh giá các giống chín sớm hay muộn, từ đó bố trí luân canh, tăng vụ hợp lý, tạo điều kiện cho

việc chọn ra các dòng đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng thời vụ khác nhau.

Bảng 3.7: Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các dòng đậu tƣơng triển vọng vụ Xuân 2006

Đơn vị: Ngày.

STT Tên dòng

Thời gian từ gieo đến...

Mọc Phân cành Ra hoa Chắc xanh Chín 1 E032B-3 8 39 55 83 126 2 E032B-5 9 40 48 85 126 3 E085-10 10 42 56 89 113 4 E088-6 9 45 56 84 117 5 E089-10 10 41 54 86 100 6 E089-9 9 43 50 88 117 7 DT84(đ/c) 8 43 49 81 92

- Thời gian từ gieo đến mọc

Thời kỳ này là thời kỳ đầu tiên từ giai đoạn tiềm sinh sang trạng thái sống, nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và sức sống của cây sau này, sự nẩy mầm của hạt bắt đầu bằng sự hút nước nhờ có cơ chế hút trương của hạt, mầm phôi được phát động sinh trưởng, sau đó mầm nhô lên khỏi mặt đất nhờ sự duỗi ra của vòng cung trụ dưới lá mầm, xòe lá tử diệp. Thời kỳ này cây con sinh trưởng chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng do lá mầm cung cấp để phát triển thân non và bộ rễ. Thời kỳ này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh như: lượng mưa, nhiệt độ, hàm lượng ôxi trong đất…

Nhiệt độ thích hợp cho nẩy mầm từ 25-300C, ẩm độ từ 65-75%. Nếu như nhiệt độ thấp và hạt gieo sâu là giảm khả năng của cây con vượt sức nén của đất, độ sâu của hạt gieo vừa phải là 3-5cm sẽ giúp cây con đâm vượt khỏi mặt đất được dẽ dàng. Khả năng nẩy mầm của hạt giống là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hạt giống. Giống có sức nẩy mầm khỏe, tỷ lệ nảy mầm cao, tập trung giống tốt và tạo ra quần thể cây trồng có độ đồng đều cao. Giống có sức nẩy mầm yếu, thời gian nẩy mầm kéo dài làm cho quần thể sinh trưởng không đồng đều, khuyết mật độ. Do đó tỷ lệ mọc mầm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cho năng suất của đậu tương.

Qua kết quả thí nghiệm ở bảng 3.7 cho thấy:

Thời gian từ gieo đến mọc của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm biến động từ 8-10 ngày. Trong đó dòng E032B-3 có thời gian từ gieo đến mọc sớm nhất (8 ngày) tương đương với giống đối chứng DT84. Các dòng còn lại mọc chậm hơn so với giống đối chứng. Dòng E085-10 và E089-10 có thời gian từ gieo đến mọc là muộn nhất (10 ngày sau gieo).

- Thời gian từ gieo đến phân cành

Giai đoạn phân cành được tính từ khi cây có lá kép cho đến khi cây bắt đầu ra hoa. Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Thời kỳ này hoạt động sống của cây là hình thành và hoàn thiện các cơ quan sinh dưỡng như: rễ, thân, lá, cành. Đây cũng là thời kỳ phân hóa mầm hoa, nó quyết định kích thước cuối cùng của cây, số đốt/cây, số cành cấp 1 của cây, số quả/ cây sau này.

Thời kỳ đầu của giai đoạn này cây sinh trưởng rất chậm, trong khi đó bộ rễ của nó lại phát triển nhanh cả về chiều sâu lẫn chiều ngang, các nốt sần trên rễ được hình thành và phát triển, mở đầu cho hoạt động cố định đạm khí trời để cung cấp cho cây.

Đến thời kỳ chuẩn bị ra nụ, ra hoa thì tốc độ sinh trưởng của cây tăng lên. Đây là thời kỳ quyết định đến thân cây to, mập, các đốt ngắn.

Ở giai đoạn này các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp từ 22-270C, ẩm độ 70-80%, ẩm độ không khí là 75-80%.

Qua số liệu bảng 3.7 cho thấy; Thời gian phân cành của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm biến động từ 39-45 ngày. Trong đó dòng E032B-3 phân cành sớm nhất (39 ngày sau khi gieo), sớm hơn đối chứng 4 ngày. Dòng E088-6 phân cành muộn nhất (45 ngày sau khi gieo), muộn hơn đối chứng 2 ngày. Các dòng còn lại phân cành sớm hơn hoặc tương đương với đối chứng.

Xác định được thời gian phân cành sớm hay muộn, để từ đó có thể tác động các biện pháp kỹ thuật kịp thời và hợp lý như: vun xới, bón thúctạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển và phân hóa mầm hoa thuận lợi.

- Thời gian từ gieo đến ra hoa

Trong quá trình sinh trưởng của cây được chia ra làm 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực.

Đối với cây đậu tương hai quá trình này vẫn tiếp tục xen kẽ và bổ sung cho nhau ngay trong thời gian nở hoa. Trong thời gian này thân, cành, rễ, lá vẫn tiếp tục phát triển mạnh, cây tiêu thụ rất nhiều dinh dưỡng, cần đáp ứng đầy đủ phân bón và nước cho cây để cây nở nhiều hoa, hoa nở tập trung, tỷ lệ đậu quả cao sẽ cho năng suất cao.

Hoa của đậu tương thường bắt đầu hình thành từ đốt thứ 4 đến đốt thứ 8 trở lên. Thời gian nở hoa của đậu tương dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng.

Đây là thời kỳ cây đậu tương bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực, tức là phát triển các cơ quan sinh sản như: hoa, quả, hạt. Tuy nhiên các cơ quan sinh dưỡng vẫn còn phát triển mạnh, vì vậy cây đậu tương cần nhiều dinh dưỡng trong giai đoạn này. Đồng thời nốt sần của cây đậu tương cũng đang được hình thành mạnh, nhằm tăng cường khả năng cố định nitơ, cung

cấp một phần lớn đạm cho cây, đến khi ra hoa sẽ là lúc chiều cao cây và diện tích lá đạt cực đại.

Giai đoạn này nó quyết định đến số lượng hoa nở, số quả/cây, do đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây và quần thể cây trồng. Thời kỳ này cây rất mẫn cảm với yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh trưởng thân lá là 20-250C và thích hợp cho ra hoa là 22-280C. Nếu bị rét trong thời kỳ này sẽ ảnh hưởng sấu đến tốc độ ra hoa, số hoa, hình thành đốt và phân hóa mầm hoa. Dựa vào kết quả nghiên cứu 10 năm, Helmberg, (1973) công bố nhiệt độ thích hợp cho ra hoa đậu quả của đậu tương là 170

C (Ngô Thế Dân và Cs,1999)[5].

Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng phải đảm bảo đủ số cây trên đơn vị diện tích vì mật độ liên quan chặt chẽ đến năng suất quần thể và toàn bộ ruộng đậu tương. Ngay sau khi cây phân hóa mầm hoa cần chú ý điều chỉnh để tránh sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh gây hiện tượng mất cân đối với sinh trưởng sinh thực sau này dẫn đến làm rụng hoa, rụng quả nhiều, cây lốp đổ, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp.

Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.7 cho thấy: Thời gian từ gieo đến ra hoa của các dòng biến động từ 48-56 ngày. Trong đó có dòng E032B-5 có thời gian từ gieo đến ra hoa sớm nhất (48 ngày) sớm hơn đối chứng 1 ngày (DT84: 49 ngày) các dòng còn lại có thời gian từ gieo đến ra hoa đều muộn hơn đối chứng từ 1-5 ngày, dòng E085-10 và E088-6 là có thời gian từ gieo đến ra hoa là muộn nhất (56 ngày) muộn hơn đối chứng 5 ngày.

- Thời gian từ gieo đến chắc xanh

Thời kỳ nở hoa, hình thành quả và hạt của đậu tương không có ranh giới rõ ràng. Sau khi hình thành quả thì quá trình lớn lên của vỏ quả rất nhanh, hạt lớn chậm hơn và khi vỏ quả đạt kích thước tối đa thì hạt mới thực sự lớn nhanh. Lúc này chất dinh dưỡng tập trung nhiều về hạt.

Các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa đều ảnh hưởng đến giai đoạn này, nếu trong thời gian ra hoa gặp nhiệt độ thấp, mưa nhiều và mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến sự ra hoa và đậu quả. Đặc biệt trong quá trình hình thành quả và hạt nếu thiếu nước dẫn đến rụng hoa, quả và giảm kích thước hạt làm ảnh hưởng đến năng suất phẩm chất đậu tương.

Qua nghiên cứu thí nghiệm cho thấy: Thời gian từ gieo đến chắc xanh của các dòng biến động từ 81-89 ngày. Các dòng đều có thời gian từ gieo đến chắc xanh muộn hơn đối chứng từ 2-8 ngày (giống đối chứng DT84:81 ngày). Trong đó dòng E085-10 là có thời gian từ gieo đến chắc xanh là muộn nhất (89 ngày) muộn hơn giống đối chứng DT84 là 8 ngày.

- Thời gian từ gieo đến chín

Giai đoạn này quá trình sinh trưởng sinh dưỡng gần như ngừng hẳn, các chất đồng hóa được vận chuyển vào hạt. Khi hạt đã phát triển đạt kích thước tối đa, các khoang hạt đã kín, quả đủ mẩy thì cây ngừng sinh trưởng. Khi các hạt đã rắn dần và đến độ chín sinh lý, vỏ hạt có mầu sắc đặc trưng của giống, còn vỏ quả chuyển sang mầu vàng, vàng tro, đen xám...Bộ lá của cây chuyển sang vàng úa và rụng dần, lúc này hạt đang có sự chuyển hóa diến ra mạnh mẽ. Hàm lượng dầu trong hạt được ổn định sớm vào thời kỳ hạt đang phát triển, nhưng hàm lượng protein thì vẫn còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây cho đến cuối thời kỳ của quá trình chín.

Qua số liệu ở bảng 3.7 cho thấy: Thời gian từ gieo đến chín của các dòng biến động từ 92-126 ngày. Các dòng đều có thời gian từ gieo đến chín muộn hơn đối chứng từ 8 -34 ngày (giống đối chứng DT84 : 92 ngày).Trong đó 2 dòng E032B-3 và E032B-5 có thời gian từ gieo đến chín tương đương nhau (126 ngày) muộn hơn giống đối chứng DT84 là 34 ngày. Với thời gian sinh trưởng như vậy các dòng đều thuộc nhóm chín trung bình và dài ngày.

3.3.2. Một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương có triển vọng vụ Xuân 2006

Qua một số đặc điểm hình thái như: chiều cao cây, đường kính thân, số cành cấp 1, số đốt/ thân chính... Ngoài việc dùng để phân biệt giống còn là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ tới năng suất, các chỉ tiêu này biểu hiện bên ngoài qua mức độ sinh trưởng, mức độ thích nghi của giống trong điều kiện ngoại cảnh cụ thể. Vì vậy khi nghiên cứu đặc điểm hình thái bên ngoài, người ta thấy được khả năng sinh trưởng của giống và có thể dự đoán được phần nào khả năng cho năng suất của giống đó.

Nhìn chung những cây có hình dạng đốt ngắn, thân to, lá xanh đậm là những cây có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Ngược lại những giống thân cao, lóng dài, lá vàng thường là những giống sinh trưởng yếu, cây dễ bị đổ, khả năng cho năng suất thấp.

Kết quả thí nghiệm về đặc điểm hình thái của các giống đậu tương được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Một số đặc điểm hình thái của các dòng đậu tƣơng có triển vọng vụ Xuân 2006

STT Tên dòng Chiều cao cây (cm) Số cành cấp I (cành/cây) Số đốt/thân chính (đốt) 1 E032B-3 47,26 6,33 12,86 2 E032B-5 29,00 4,86 10,13 3 E085-10 57,91 5,00 13,43 4 E088-6 49,31 5,60 13,87 5 E089-10 41,49 5,33 13,33 6 E089-9 49,92 5,56 14,73 7 DT84(đ/c) 40,77 1,90 11,60 CV% 7,4 12 4,3 LSD(05) 5,904 1,06 0,99 LSD(01) 8,275 1,48 1,39

- Chiều cao cây

Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng và tính chống đổ của cây đậu tương, chiều cao cây phụ thuộc vào tính di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh.

Chiều cao cây (cm)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 E 0 3 2 B -3 E 0 3 2 B -5 E 0 8 5 -1 0 E 0 8 8 -6 E 0 8 9 -1 0 E 0 8 9 -9 D T 8 4 (đ /c ) T ên dòng

Chiều cao cây (cm)

Các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm có chiều cao cây biến động từ 29-57,91cm. Trong thí nghiệm dòng E032B-5 có chiều cao cây thấp nhất, thấp hơn giống đối chứng chắc chắn, sự sai khác này có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%, dòng E089-10 có chiều cao cây tương đương đối chứng ( Sai khác không có ý nghĩa). Các dòng còn lại có chiều cao cây cao hơn đối chứng chắc chắn, sự sai khác này có ý nghĩa ở mức tin cậy 99%.

- Số cành cấp I

Ở cành cấp I cho số lượng quả và số hạt/quả cao hơn các cành khác, vì vậy chỉ tiêu này được đánh giá là chỉ tiêu quan trọng. Khả năng phân cành không chỉ phụ thuộc vào tính trạng di truyền của giống mà còn bị tác động nhiều bởi các biện pháp kỹ thuật và mùa vụ gieo trồng. Kết quả thu được khi nghiên cứu về số cành cấp I cho thấy, các dòng tham gia thí nghiệm có số

cành cấp I biến động từ 4,86-6,33 cành, nhiều hơn đối chứng (DT84: 1,9 cành) chắc chắn, sự sai khác này có ý nghĩa ở mức tin cậy 99%.

- Số đốt trên thân chính

Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống đậu tương. Số đốt trên thân chính có ảnh hưởng đến sự hình thành số quả trên cây và qua đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất đậu tương.Thường cây to, cao, số đốt/thân chính nhiều thì cho số quả/cây cao, năng suất cao. Ngược lại, Số đốt/ thân chính ít thì cho số quả ít, năng suất thấp. Số đốt trên thân chính phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính di truyền của giống và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưỡng...

Qua bảng 3.8 cho thấy số đốt/ thân chính của các dòng biến động từ 10,13-14,73 đốt. Trong đó dòng E032B-5 có số đốt ít nhất (10,13 đốt), ít hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 99%. Các dòng còn lại đều có số đốt nhiều hơn đối chứng chắc chắn. Sự sai khác này có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% (E032B-3) và 99% (các dòng còn lại) .

3.3.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển một số dòng đậu tương nhập nội từ australia năm 2005 -2006 tại thái nguyên.pdf (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)