Thạch Thành khôi phục kinh tế xã hội sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1969 1972).

Một phần của tài liệu Thạch thành trong thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 41 - 45)

Trớc sự thất bại nặng nề ở hai miền Nam - Bắc, ngày 1.11.1968 đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. Từ đây miền Bắc tạm thời hoà bình, miền Nam tiếp tục chiến đấu đánh bại mọi âm mu xâm lợc của đế quốc Mỹ. Vừa bớc ra khỏi cuộc chiến tranh gian khổ đầy ác liệt, nhân dân miền Bắc đã phải nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Phấn khởi trớc những thắng lợi to lớn của đất nớc, nhân dân Thạch Thành kịp thời chuyển mọi sinh hoạt sản xuất và đời sống từ trạng thái thời chiến sang thời bình. Để đảm bảo công tác tổ chức, lãnh đạo nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế trong tình hình mới. Đầu năm 1969, Đảng bộ huyện Thạch Thành tiến hành đại hội lần thứ XI, nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong năm qua và đa ra mục tiêu mới: đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, tiếp tục phấn đấu 3 mục tiêu trong nông nghiệp: 5 tấn/ha, một lao động làm 1 ha gieo trồng, nuôi 2 con lợn trên 1 ha gieo trồng, đã đợc đa số bà con xã viên trong các hợp tác xã tham gia thực hiện.

Nhằm nhanh chóng giành thắng lợi trong việc thực hiện các mục tiêu trên, tạo nguồn lơng thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của nhân dân trong huyện, đồng thời làm tròn nghĩa vụ đối với nớc nhà. Thạch Thành chủ trơng đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp trên 3 phơng diện: mở rộng diện tích gieo trồng, tăng năng suất và sản lợng lơng thực. Thực hiện chủ trơng của huyện, khắp nơi dấy lên phong trào khai hoang phục hoá, giải phóng đồng ruộng, san lấp hố bom nhằm mở rộng diện tích canh tác.

Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ chấm dứt, nền kinh tế của Thạch Thành đã gặp phải nhiều khó khăn thử thách, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, sản xuất kém ruộng đất bị bỏ hoang, hệ thống thuỷ lợi bị h hỏng nặng. Năm 1969 thời tiết xấu, hạn hán kéo dài đã làm cho nhiều cánh đồng bị bỏ hoang nh Thành Tiến, Thành Kim.

Vào giữa tháng 6.1969 toàn huyện hầu nh không có một giọt nớc ma nào, hồ Đồng Ng là một hồ chứa nớc lớn của huyện cũng chỉ đủ ở mức thấp, cây cối, trâu bò, gia súc và ngời cũng bị thiếu nớc trầm trọng. Do vậy tình trạng sản xuất trong huyện tơng đối chậm so với các huyện khác của tỉnh. Đứng trớc muôn vàn khó khăn đó thì Tỉnh uỷThanh Hoá đã trực tiếp chỉ đạo cho Thạch Thành phải tìm mọi cách để chống hạn với tinh thần “ vắt đất ra n- ớc, thay trời làm ma” nhân dân các ven sông đã tạo điều kiện khơi mơng, bạt dốc, đặt máy bơm dẫn nớc vào các cánh đồng, suốt hai tháng ròng chống hạn, toàn huyện cấy song 80% diện tích đúng thời vụ [2;169].

Thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu phơng hớng của đại hội Đảng bộ lần thứ XI (9.5.1969) là: phá thuế bình quân dới 3 tấn, xoá giáp hạt trong nhân dân để đến năm 1970 đạt tới 4 tấn thóc/ha, ruộng 2 vụ/năm, 2 con lợn/ha gieo trồng, nhanh chóng đạt 3 mục tiêu trong nông nghiệp, trên cơ sở đó lấy thuỷ lợi làm bàn đạp, phân bón làm cơ sở, giống làm tiền đề, đặc biệt phải tập trung sự phát động thành cao trào quần chúng làm thuỷ lợi, đi nhanh vào thâm canh, tăng năng suất. [2;186].

Ngoài ra, Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành còn quan tâm đến công tác thuỷ lợi, để đảm bảo nguồn nớc tới tiêu đồng ruộng. Trong thời gian từ 1969 đến 1971 Thạch Thành đã tổ chức các chiến dịch thuỷ lợi với quy mô trên toàn huyện. Hầu hết các xã trong huyện đều xây dựng hồ mơng, đập chứa nớc vừa và nhỏ để dẫn nớc cho đồng ruộng, đặc biệt là huyện nhanh chóng làm dứt điểm công trình Đồng Ng, xây 3 trạm thuỷ điện lớn trong huyện: Đồng Ng, Quang Giang, Phố Cát.

Nhờ vậy trong thời kỳ 1969 - 1971, năng suất và sản lợng lúa không ngừng tăng lên, sản lợng lơng thực hàng năm đạt 35 nghìn tấn, số hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn/ha ngày càng nhiều nh: hợp tác xã Dĩ Tiến, Lọng Ngọc,… trong huyện đã xuất hiện nhiều hợp tác xã đạt 3 mục tiêu trong nông nghiệp. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện có bớc tiến đáng kể, năm 1969 tổng đàn trâu của huyện là 12.350 con so với năm 1968 tăng 10%, đàn

bò 9.367 con và còn hàng ngàn con gia cầm các loại [14;6], đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong huyện.

Bớc sang năm 1969 công nghiệp và thủ công nghiệp của Thạch Thành tăng lên đáng kể, các tổ sửa chữa nông cụ ở hợp tác xã đã tự chế tạo đợc các loại máy nông nghiệp. Đồng thời phát triển các ngành thủ công nh vôi, gạch phục vụ cho sản xuất và xây dựng.

Kinh tế phát triển tạo nên sự ổn định và phát triển về chính trị, giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội, trong công tác văn hoá - giáo dục thực hiện tốt ph- ơng hớng chủ đạo chú trọng công tác giáo dục nâng cao trình độ dân trí. Ngành giáo dục ở Thạch Thành thời kỳ này có bớc khởi sắc, không ngừng phát triển cả về số lợng và chất lợng.

Năm học 1970 - 1971 toàn huyện có hơn 20 nghìn học sinh cấp I, II và III, gồm 7 nghìn cháu mẫu giáo lớn nhỏ, số học sinh bổ túc cũng tăng lên đáng kể [1;310] tính bình quân trong huyện cứ 3 ngời thì có 1 ngời đi học.

Ngành y tế của huyện cũng có những chuyển biến, có sự kết hợp giữa chữa bệnh Đông y và Tây y, việc tăng cờng bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em ngày càng cao, chú trọng việc phòng chóng vệ sinh môi trờng, phát động quần chúng sản xuất, khai thác và thu mua dợc liệu.

Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng tiếp tục đợc duy trì và phát triển, mỗi xã đều thành lập một đội văn nghệ để phục vụ nhân dân trong các binh hoạt văn hoá ở xã. Đồng thời còn động viên nhân dân trong sản xuất trên đồng ruộng, nông trờng, công trờng. Ngoài ra đội văn nghệ còn tham gia phục vụ các đơn vị bộ đội đang đóng trên địa bàn của các xã.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với những hành động xâm phạm của đế quốc Mỹ, các lực lợng bộ đội dân quân đợc tăng cờng về số lợng và đợc huấn luyện kỹ càng về kỹ năng chiến thuật trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu khi giặc Mỹ trở lại đánh phá.

Một phần của tài liệu Thạch thành trong thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 41 - 45)