Trên mặt trận giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu Thạch thành trong thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 26 - 29)

Đây là mặt trận chiến đấu không kém phần ác liệt chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong những mục tiêu đánh phá miền Bắc, đế quốc Mỹ hy vọng sẽ ngăn chặn hạn chế, cắt đứt những đờng vận chuyển từ Bắc vào Nam.

Để nhanh chóng bình định miền Nam, đế quốc Mỹ đã dùng trăm ph- ơng ngàn kế hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phơng miền Bắc cho chiến tr- ờng miền Nam. Sau những đợt rải thảm bom đạn xuống miền Bắc không đem lại kết quả mong muốn, Mỹ quyết định chuyển hớng đánh phá, chúng nhằm vào giao thông vận tải. Ngay trong những năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ đã sử dụng hơn 80% số lần đánh phá vào các đầu mối giao thông quan trọng, chúng đã sử dụng rất nhiều bom đạn, mở các đợt đánh tập trung vào các trọng điểm kết hợp đánh trên diện rộng nh: Đánh phá các tuyến đờng sắt, đờng bộ, đờng thuỷ và các phơng tiện vận tải. Đây là khâu quan trọng, là cầu nối giữa hai miền Nam - Bắc, bằng sức mạnh của không quân đế quốc Mỹ đã tiến hành đánh phá ác liệt với khối lợng bom đạn khổng lồ chỉa vào đầu mối giao thông, bất cứ con đờng nào, cầu cống lớn hay nhỏ cũng nhiều lần bị đánh phá, hành động của Mỹ chứng tỏ một điều rằng chúng không từ bỏ bất cứ mục tiêu nào.

Thực hiện âm mu chuyển hớng đánh phá giao thông, chặn nguồn chi viện. Thanh Hoá cũng nh Thạch Thành là vùng trung chuyển nhân lực, vật lực,

là nơi tập kết hàng chi viện, đồng thời địa bàn huyện có các tuyến giao thông quan trọng. Đế quốc Mỹ liên tiếp phá hoại chúng cho máy bay thả bom bi, bom từ trờng phá hỏng nhiều tuyến đờng, nhiều cầu cống bị đánh sập, bến sông đều tan tác bởi những trận bom. Vì thế việc đảm bảo giao thông vận tải đang là vấn đề cấp thiết, một nhiệm vụ trung tâm của Đảng và là khâu quan trọng nhất để đảm bảo cho các ngành, các địa phơng tiến hành sản xuất và chiến đấu thắng lợi.

Nhận thức rõ trớc những khó khăn, thử thách của cuộc chiến tranh, Tỉnh uỷThanh Hoá đã xác định: bảo đảm giao thông vận tải là một trong ba nhiệm vụ có tính chiến lợc của địa phơng và luôn nêu cao khẩu hiệu “Tim có thể ngừng đập, máu có thể ngừng chảy, quyết không để giao thông bế tắc”. Thực hiện tốt nghị quyết của Tỉnh uỷ Thanh Hoá, nhân dân Thạch Thành đã thực hiện quyết tâm bảo vệ các tuyến đờng cho xe qua. Nơi trọng điểm mà đế quốc Mỹ hay đánh phá nhất ở Thạch Thành là các tuyến đờng trọng yếu: tuyến đờng 12B, đờng số 7, bến phà Cổ Tế… chính tại những điểm này đế quốc Mỹ đã dội xuống đây không biết bao nhiêu là bom đạn, các con đờng liên thôn, liên xã đều bị chúng đánh phá ác liệt.

Cuộc chiến trên mặt trận giao thông vận tải ngày càng gay go, quyết liệt, chúng đánh phá không kể thời tiết tốt hay xấu, không kể ngày hay đêm, mục đích mà chúng muốn đạt đợc là nhằm cắt đứt nguồn chi viện của hậu ph- ơng miền Bắc đối với chiến trờng miền Nam. Với quyết tâm “địch phá ta sửa ta đi” hay “địch phá một ta làm mời” do đó trong cuộc chiến không cân sức, dới làn ma bom bão đạn của kẻ thù, nhân dân miền Bắc nói chung, Thạch Thành nói riêng cha bao giờ bị khuất phục, giao thông luôn đợc thông suốt từ Bắc đến Nam, làm tròn nhiệm vụ của một hậu phơng với tiền tuyến.

Vào thời điểm năm 1965 - 1966 địch bắn phá ác liệt cầu Hàm Rồng, Đò Lèn, số lợng xe qua Thạch Thành quá đông, đờng lại xấu, phà nhỏ nớc sông chảy xiết không tài nào giải phóng hết lợng xe qua, công nhân bến phà Cổ Tế đã phối hợp với dân quân tự vệ dùng cày, luồng gông lại thành phao nối

với phà, ghì vào trục cáp làm thành cầu cho xe qua một cách an toàn, không bị tắc nghẽn.

Trong cuộc chiến này, nhân dân Thạch Thành không quản hy sinh, mất mát anh dũng chiến đấu với kẻ thù từng đoạn đờng, từng chiếc cầu. Toàn huyện dấy lên phong trào làm giao thông vận tải với các khẩu hiệu vang dội trong nhân dân “xe cha qua nhà không tiếc”, “quân cha qua dân cha nghỉ”, thể hiện sự quyết tâm cao, một lòng vì miền Nam ruột thịt, và sự nghiệp thống nhất đất nớc, nhân dân xã Thạch Long đã ra sức đào hào hai bên đờng lộ 12B và những nơi công cộng nh nhà kho, sân phơi, trụ sở làm việc, các tuyến đờng giao thông đợc nối liền từ xóm này đến xóm khác để tạo thế liên hoàn, vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Lực lợng dân quân đợc giao nhiệm vụ bảo vệ bến phà hầu hết là dân quân gái của hai xã Thạch Long và Thành Hng.

Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ với tính chất huỷ diệt ngày càng cao, dới làn ma bom bão đạn của kẻ thù, nhân dân Thạch Thành vẫn kiên quyết bám đờng thông tuyến, vận chuyển bằng đờng bộ bị đánh nhiều, nhân dân chuyển sang vận chuyển lơng thực, hàng hoá bằng đờng sông. Đội thuyền vận tải của huyện gồm 12 chiếc đợc dùng để vận chuyển hàng hoá, đạn dợc, ngoài ra đội xe đạp thồ, xe bò kéo đợc huy động vận chuyển hàng hoá nội huyện vào chiến trờng.

Dới sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ huyện, ở các xã Đảng bộ và nhân dân hăng hái tham gia công tác giao thông, lập nhiều thành tích to lớn, các tuyến đờng qua huyện đợc đảm bảo thông suốt, điển hình nh: Thành Hng, Thành Kim, nhân dân hai xã đã tự nguyện phá cả hoa màu để cho các đoàn xe trú ẩn vào ban ngày. Nhân dân xã Thành Thọ “một bớc không đi, một li không rời” luôn luôn có mặt ngay sau trận địa địch ném bom để hàn gắn lại đờng cho xe qua. Với tinh thần “xe cha qua, nhà không tiếc” nhiều gia đình nh ông Ng, ông Khiêm, bà Lam ở Thành Hng đã tự nguyện dỡ nhà lấy gỗ lấp hố bom, lát đờng cho xe qua. Tình cảm quân dân một ý chí đã tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân dới sự lãnh đạo của Đảng.

Căm thù giặc Mỹ sâu sắc và nhận thức đợc vị trí quan trọng của huyện, Đảng bộ Thạch Thành đã nêu cao quyết tâm đánh Mỹ, làm tốt công tác giao thông, chi viện kịp thời cho chiến trơng. Bên cạnh công tác đảm bảo tuyến đờng giao thông vận tải xung yếu trên địa bàn huyện, thì việc thành lập các đội vận tải, các hợp tác xã vận tải cũng đợc các cấp chính quyền hết sức quan tâm chú trọng. Vận tải đờng thuỷ đã có vài ba bến đò từ Thanh Hoá - Giàng lên mua củi, lâm sản… ở Kim Tân có hợp tác xã Lâm Thành, chủ yếu vận tải gỗ từ trong các bãi về Kim Tân cho cửa hàng lâm sản, ngoài ra hợp tác xã còn có hàng trăm tấn phơng tiện thuyền ván, thuyền xi măng chở hàng bằng đờng thuỷ đi khắp miền Thanh - Nghệ Tĩnh và đồng bằng Bắc Bộ.

Là một đơn vị vận tải, phơng tiện chủ yếu là các loại thuyền ván hạng vừa và nhỏ, đợc giao nhiệm vụ quan trọng phục vụ cho chiến đấu, với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến”, tất cả đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc, các hợp tác xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao, đã dũng cảm khắc phục mọi khó khăn gian khổ để vợt qua các trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ.

Mặc dù còn nhiều hạn chế trong công tác giao thông do địa hình, địa bàn, đờng giao thông nhiều xã vẫn còn gập gềnh. Song nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ huyện cùng với sự nổ lực của toàn dân, Thạch Thành không chỉ chiến đấu và sản xuất tốt mà công tác giao thông vận tải luôn đợc đảm bảo, quân dân Thạch Thành luôn luôn thực hiện tốt khẩu hiệu “địch phá một, ta làm hai, địch phá ngày ta làm đêm, địch phá ta sửa ta đi” [8;210].

Dới bom đạn của kẻ thù ác liệt, các tuyến đờng giao thông huyết mạch qua địa bàn huyện Thạch Thành luôn thông suốt, xe cộ vẫn ngày đêm qua lại trên các tuyến đờng để vào Nam, kịp thời chi viện cho tiền tuyến.

Một phần của tài liệu Thạch thành trong thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w