Thạch Thành làm tròn nghĩa vụ hậu phơng.

Một phần của tài liệu Thạch thành trong thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 35 - 38)

Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ đã kéo dài trong 4 năm (1965 - 1968). Bên cạnh việc tổ chức chiến đấu, xây dựng lực l- ợng dân quân, thì công tác chi viện sức ngời, sức của cho tiền tuyến là một mặt trận quan trọng của toàn Đảng, toàn dân trong toàn huyện Thạch Thành.

Mục tiêu mà Mỹ thực hiện bắn phá miền Bắc đó là ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với chiến trờng miền Nam, và chúng muốn biến miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá, để không còn sức chi viện cho miền Nam

Nằm ở vị trí tơng đối hiểm yếu của Bắc Thanh Hoá, là vùng trung chuyển sức ngời, sức của ra tiền tuyến. Thạch Thành phải gánh chịu nhiều trận bom đạn đánh phá của giặc Mỹ, tổn thất lớn về ngời và của. Chiến tranh ngày càng ác liệt, Thạch Thành lúc này vừa là hậu phơng, vừa là tiền tuyến phải trực tiếp chiến đấu với máy bay Mỹ tại mảnh đất quê hơng, song nhân dân Thạch Thành không quên nhiệm vụ đối với tiền tuyến.

Dới sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ huyện Thạch Thành, nhân dân trên dới một lòng, truyền thống đấu tranh cách mạng đợc khơi dậy hào hùng nghìn ngời nh một nêu cao quyết tâm sắt đá, tất cả “vì miền Nam ruột thịt”. Nhân dân Thạch Thành đã anh dũng chiến đấu, hăng say sản xuất mong muốn đóng góp phần nhỏ sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giải phóng miền Nam - Thống nhất nớc nhà.

Thời kỳ (1965 - 1968) đế quốc Mỹ dốc sức quyết tâm giành thắng lợi ở chiến trờng miền Nam, bằng chiến lợc “chiến tranh cục bộ” Mỹ - Nguỵ phối hợp chiến đấu, mở các cuộc càn quét với quy mô lớn trên toàn miền Nam. Chiến trờng phải đối phó lớn, một yêu cầu đặt ra là cần có sự viện trợ lớn và kịp thời từ hậu phơng.

Để làm tốt công tác chi viện cho tiền tuyền, trớc hết phải làm tốt công tác tuyển quân và giao quân kịp thời, đủ số lợng nhanh chóng chi viện cho chiến trờng miền Nam. Thực hiện tốt chủ trơng của Tỉnh uỷ, huyện Thạch Thành đã tiến hành công tác tuyển quân, kêu gọi thanh niên lên đờng nhập ngũ, trong các đợt tuyển quân Thạch Thành luôn là huyện đi đầu, vợt chỉ tiêu giao quân. Năm 1965 chỉ tiêu của tỉnh đặt ra cho huyện là từ 1.500 đến 2.000 ngời, nhng Thạch Thành đã giao đến hơn 2.000 ngời đạt 101%, các xã đi đầu trong việc tuyển quân là Ngọc Trạo, Kim Tân.

Năm 1968 Thạch Thành đã thành lập ra tiểu đoàn Ngọc Trạo, gồm 80 cán bộ chiến sỹ huấn luyện tại địa phơng, giữ nguyên đội hình gửi vào chiến trờng Quãng Nam chiến đấu và lập công xuất sắc. Toàn huyện Thạch Thành đã dấy lên một phong trào “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ng- ời” quyết tâm cùng với nhân dân miền Nam đánh bại kẻ thù xâm lợc. Hàng ngàn thanh niên đã nô nức lên đờng nhập ngũ, tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trờng trong và ngoài nớc, trung bình mỗi năm huyện có 3.000 thanh niên vào bộ đội, đi thanh niên xung phong [12;8]. Ngoài ra, các đơn vị bộ đội địa phơng trên địa bàn huyện đợc kiện toàn, đợc trang bị thêm vũ khí quân trang, quân dụng và tập luyện các phơng án chiến đấu.

Phục vụ chiến đấu đang là một phong trào sôi nổi của tầng lớp thanh niên, có nhiều ngời cha đến tuổi đi nghĩa vụ cũng nguyện lên đờng nhập ngũ, có nhiều lá đơn đợc viết bằng máu. Nhiều nữ thanh niên cũng hăng hái tham gia phong trào đi dân quân hoả tuyến, nh các nữ thanh niên của xã Thạch Long, Thành Hng đều là dân quân gái, họ đã dũng cảm, ngày đêm canh giữ bến phà, điển hình nh nữ thanh niên chị Hiển, chị Dị…

Ngoài việc chi viện sức ngời, nhân dân Thạch Thành còn đóng góp to lớn cho chiến trờng về của cải, vật chất, bằng nhiều hình thức khác nhau. Huyện uỷ đã huy động nhân dân trong huyện thu gom hàng chục tấn thóc, hơn 10 tấn ngô, khoai và nhiều tấn thực phẩm khác để kịp thời cung cấp cho chiến trờng miền Nam [1;70].

Trong những năm chiến đấu, phục vụ chiến đấu, những ngời con của Thạch Thành không ngại gian khổ, hy sinh mất mát đã anh dũng chiến đấu. Nhiều ngời ra đi không trở về, đã cống hiến phần xơng máu của mình cho nền độc lập của tổ quốc, nhiều anh chị em Thạch Thành đã đợc nhà nớc phong tặng danh hiệu anh hùng trong chiến đấu cũng nh trong lao đông sản xuất: Hoàng Thanh Tùng, Bùi Thị Hiển… Trong huyện Thạch Thành còn có nhiều gia đình có từ 2 đến 3 con là liệt sĩ: gia đình cụ Lê Văn Vũ (Thành H ng), gia đình ông Bùi Văn Mai (Thành Thọ) 5 cha con cùng một chiến hào [2;206].

Mặc dù có khó khăn gian khổ đến đâu, nhng với tinh thần yêu nớc “Vì miền Nam thân yêu”, nhân dân Thạch Thành đã cùng với nhân dân cả nớc từng bớc nhanh chóng thực hiện tốt những mục tiêu và làm tròn trách nhiệm cấp trên giao phó. Trong 4 năm (1965 - 1968), chiến đấu và phục vụ chiến đấu kiên cơng cho độc lập dât tộc, nhân dân Thạch Thành đã tô thêm những nét son chói lọi cho lịch sử quê hơng mình.

Chơng III

Thạch Thành vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1969-1973)

Một phần của tài liệu Thạch thành trong thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w