Trong quá trình dạy học phân hóa: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu có vai trò quan trọng. Nó đảm bảo mối liên hệ ngƣợc, cung cấp những thông tin phản hồi, giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh việc dạy, giúp học sinh điều chỉnh kịp thời quá trình học, hƣớng vào việc thực hiện mục tiêu bộ môn và mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng.
Kiểm tra, đánh giá góp phần củng cố, đào sâu, hệ thống hoá kiến thức phù hợp với mức độ, tốc độ và hứng thú nhận thức của các đối tƣợng học sinh khác nhau. Nó có tác dụng giáo dục đối với học sinh: Giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu vƣơn lên, khắc phục khó khăn trong học tập đối với những học sinh yếu kém; có ý thức đào sâu suy nghĩ, tƣ duy tích cực, độc lập, sáng tạo, tính cẩn thận, không qua loa, đại khái đối với học sinh khá, giỏi.
Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá. Thông thƣờng nhất là kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua quá trình học tập trên lớp, thông qua đánh giá của học sinh cùng lớp, tự đánh giá của học sinh, … Đối với kiểm tra viết, thƣờng có các đề trắc nghiệm tự luận, đề trắc nghiệm khách quan hoặc đề cả trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức nào đi chăng nữa thì các đề kiểm tra có tính phân hóa, ngoài những yêu cầu chung đối với một đề kiểm tra còn cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
+ Câu hỏi và bài tập phù học phải phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng, sát với trình độ học sinh.
+ Bên cạnh những câu hỏi và bài tập hƣớng vào yêu cầu cơ bản, cần có những câu hỏi và bài tập đào sâu, đòi hỏi vận dụng kiến thức một cách tổng hợp, khuyến khích suy nghĩ tích cực ở các mức độ dễ, khó khác nhau.
+ Khai thác, huy động đƣợc những kinh nghiệm, vốn sống, hoàn cảnh cá nhân của ngƣời học.