a. tiềm năng thế mạnh :
- ĐNB có đk thuận lợi , có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác, nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của quốc tế và khu vực , có nhiều cửa ngoc ra vào , có nhiều khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để đạt nhịp độ tăng trưởng cao . ĐNB là vùng đã đạt trình độ phát triển kinh tế tương đối cao hơn và vượt trước nhiều mặt so với các vùng khác trong cả nước . TP HCM là trung tâm lớn của cr nước có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sổ đào tạo, nghiên cứu khoa học, công ngệ đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của cả khu vực phía nam . đồng thời có hệ thống đô thị , các khu công nghiệp đang trong quá trình phát triển mạnh . vũng tàu là thành phố cảng và dịch vụ nằm ở mặt tiền duyên hải phía nam, là cầu nối và cửa ngõ lớn giao thương với thế giới. thành phố biên hòa và khu vực dọc theo QL 15, thị xã thủ dầu một có trục đường giao thông xuyên á ra biển và tiếp giáp với khu vực các nước ĐNA đang phát triển năng động.
- Quá trình phát triển vùng ĐNB bước đầu đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất và tích lũy kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xã hội. đặc biệt là mạng lưới giao thông đã hình thành tương đối tốt.
- Đất có khả năng xây dựng công nghiệp, theo tính toán sơ bộ cả vùng ĐNB trong những năm trước mắt có thể giành khoảng 180 ha cho phát triển công nghiệp, đô thị, giao thông mà ít phải sử dụng đến đất trồng lúa nước. khả năng quỹ đất dành để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp không 1,3-1,4 triệu ha. Phần lớn
số đất này rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp , cây ăn trái và cây lâm nghiệp.
- Năng lượng và điện : đây là vùng có mức độ cung cấp và tiêu thụ lớn nhất nước ta. Về thủy năng , tổng trữ năng kinh tế của thủy điện khoảng 2,7 triệu ha kw, có khả năng cung cấp 10tyr kwh/năm. Bên cạnh các công trình thủy điện hiên có, đang và sẽ tiến hành xây dựng hàng loạt công trình mới như thủy điện thác mơ (150mw) hàm thuận – đa mi (460kw) và các công trình trên bậc thang song đồng nai. Dầu khí trên thềm lục địa vùng ĐNB có trữ lượng lớn dự báo khoảng 3-4 tỷ tấn. dầu thô khoảng 500tyr m3 khí. Đây là nguồn năng lượng rất quan trọng cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện, cho công nghiệp cho dân sinh và xuất khẩu.
- Đô thị hóa nhanh : tỉ lệ nhân khẩu đô thị của vùng ĐNB đã đạt trên 43%. Tốc độ đô thị hóa đạt khoảng 4-6%năm.
- Sự bật dậy và gia tốc nền kinh tế của vùng ĐNB sẽ góp phần rất quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. sự phát triển nhanh hay chậm của vùng ĐNB có ảnh hưởng rất lớn đối với các mục tiêu chiến lược quốc gia.
b. hạn chế và thách thức :
- tuy là vùng có cơ sở hạ tầng tương đối khá song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xh của vùng. Các cảng biển tạo cửa vào – ra cho vùng chưa được xây dựng lớn. giao thông đường song trong vùng chưa phát trieenr tương xứng với khả năng. Không còn hạn chế hẹp với nhu cầu vận chuyển của hành khách và hàng hóa đang tăng lên nhanh chóng. Hệ thống giao thông đường bộ hiện đã trở nên quá tải, đường sắt chưa được phát triển dù để liên kết cùng các phương thức vận tải khác hình thành mạng lưới thống nhất
trong vùng. Giao thông đô thị đặc biệt giao thông ở TP HCM đã rất căng thẳng , ách tắc.
- nguồn nhân lực dồi dào nhưng lực lượng lao động tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của cả vùng về lượng và về chất.
- Do mức độ tập trung phát triển kinh tế ngày càng cao vào khu vực , nên vấn đề bảo vệ môi trường trở nên gay gắt, nhất là việc khai thác và bảo vệ nguồng nước trong vùng. Nhìn chung đất vùng ĐNB đang có hện tuongj bạc màu và thoái hóa mạnh. Phần phía đông và đông bắc sông đồng nai bị xói mòn và rửa trôi, phần phía tây và tây nam bị nhiễm phèn mặn. nguồn sinh thủy ĐNB bị giảm sút do co hẹp diện tích rừng và chất lượng rừng suy giảm.hệ thống sinh thái rừng ngập mặn rất nhạy cảm đối với mọi biến động của môi trường , sự có mặt của của các hồ chứa nước đã góp phần điều hòa dòng chảy , tăng lưu lượng nước mùa khô cho hạ lưu nhung vẫn k ngăn cản được sự xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng ven biển. việc khai thác mỏ làm thay đổi địa hình tạo nên những bãi thải đất đá lớn , các mỏ khai thác đá thường nổ mìn gây bụi, đá văng ảnh hưởng đến các khu dân cư. Việc khai thác dầu khí đã có những sự cố gây ô nhiễm, đòi hỏi phải có biện pháp phòng ngừa ngiêm ngặt.
c. định hướng trong việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
- khai thác triệt để , có hiệu quả các yếu tố nội lực , các nguồn lực từ bên ngoài, tạo đk cho vùng đông nam bộ tronh đó có vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía nam. Phát triển nhanh ổn định , đảm nhận vai trò đầu tàu và động lực trong quá trình thực hiện CNH HĐH ở nam bộ và cả nước . chuyển đổi cơ cấu kinh tế và công nghiệp đảm bảo đạt
hiệu quả kinh tế xã hội cao dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội , môi trường phát triển bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng phấn đấu coa nhiều mặt sớm đạt trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.
- thực hiện việc tổ chức lãnh thổ hợp lý, thông thoáng phts huy ngày càng mạnh chức năng của vùng trong đó có vùng kinh tế trọng điểm là trung tâm kinh tế tài chính và giao lưu quốc tế của nam bộ và cả nước . phát triển mạng lưới đô thị hợp lý trong tổng thể hệ thống đô thị cả nước , hạn chế tối đa việc tập trung quá mức các đo thị lớn , ưu tiên phát triển nhanh các đô thị vừa và nhỏ, tổ chức hợp lý mối quan hệ giữa khu vực thành thị và nông thôn.
- phát triển kinh tế luôn gắn với việc giải quyết các vấn đề xh, từng bước thực hiên công bằng xh, củng cố và tăng cường an ninh quốc phòng trên đất liền vùng biển và vùng trời toàn khu vực.