a. Tiềm năng và thế mạnh:
- Vùng này gồm 3 tỉnh: Sơn La, Lao châu, Hòa Bình với 27 huyện thị xã, chiếm 10% S cả nước, dân số chiếm khoảng 2,82% của cả nước.
- Tây bắc có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng vì có đường biên giới chung với Lào và Trung Quốc.
- Là vùng sung yếu đầu nguồn của sống Đà, nơi có các nhà máy thủy điện lớn của cả nước, “mái nhà xanh” của đồng bằng bắc bộ.
- Dải biên giới có các cửa khẩu lớn, là các cửa khẩu ra vào quan trọng để giao lưu hàng hóa, phát triển knh tế hiện tại cũng như trong những năm tới.
- Tây Bắc nằm gần các vùng đông dân, tiềm lực khoa học, công nghệ và khoáng sản, nguồn nhân lực lớn (DDBSH, Đông Bắc, Bắc trung bộ). Đây là điều kiện phát triển kinh tế.
- Tài nguyên khoáng sản của vùng:
+ Hiện có 117 điểm quặng phân bố ở 3 tỉnh với 33 mỏ đã xác định, gồm than, sắt, magie, đồng, chì,.. đất hiếm chiếm khoảng 100% sản lượng cả nước.
+ Còn có tiềm năng về thủy điện (56% thủy điện cả nước).
+ Đất đai tương đối nhiều, mới SD 38,9%, nhìn chung là đất tốt, thích hợp với một số loại cây trồng, cho năng sất, chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Nguồn nước dồi dào, chất lượng tốt, chưa bị ô nhiễm, phân bố đều trên các sống suối, ao hồ, ruộng trũng trong vùng. Lượng mưa hàng năm lớn (1500-1800mm) tạo ĐK cho sinh hoạt, SX và cho cả vùng ĐBSH.
+ Khí hậu mát mẻ, khí hậu phân dị đa dạng theo các tiểu vùng khá rõ rang, nhưng thích hợp với các cây nhiệt đới, ôn đới.
+ Tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng (Điện Biên Phủ).
+ Nhân dân các dân tộc Tây bắc có truyền thống cách mạng, đoàn kết , cần cù, chăm chỉ SX. Nguồn lao động tại chỗ dồi dào.
b. Khó khăn và hạn chế
- Địa hình núi cao, dốc lớn, chia cắt mạnh, phần lớn lãnh thổ là núi cao và núi trung bình, xen kẽ là các sông ngòi làm cho địa hình thêm phức tạp
XD các kết cấu hạ tầng khá tốn kém nhưng hiệu quả không cao, ảnh hưởng đến giao lưu KT, đi lại của người dân.
- Khí hậu cũng có yếu tố bất lợi như gió nóng, mưa đá vào mùa hè, sương muối, gây hậu quả lớn cho SX.
- Điểm xuất phát kinh tế thấp và đứng trước nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm, trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều ở các vùng.
- Kết cấu hạ tầng hết sức thấp kém, về giao thông,, mặt đường xấu, gioa thông nông thôn phát triển chậm; Về thủy lợi, còn nhiều yếu kém, chỉ đủ cung cấp cho trồng lúa, không đủ cho cây trồng.
- Phần lớn chưa có điện, thông tin liên lạc chưa phát triển.
- Hệ thống đô thị chưa phát triển, cơ sở hạ tầng tại các đô thị yếu kém, thiếu trầm trọng đường giap thông.
- Chênh lệch về thu nhập giữa các tỉnh còn tương đối lớn. c. Những thách thức
- Đầu tư khai thác thế mạnh của vùng để PT kinh tế, tránh tụt hậu so với các vùng, cải thiện đời sống nhân dân.
- Phải đương đầu, cạnh tranh gay gắt với các vùng trong cả nước, với các tỉnh bắc Lào và Vân Nam (Trung Quốc).
- Giữa đầu tư phát triển KT-XH với an ninh, quốc phòng của vùng địa cầu phía Tây bắc của Tổ quốc.
d. Những định hướng
- Phát triển KT-XH toàn diện trong mối quan hệ mật thiết hữu cơ với các vùng xung quanh và cả nước trên cơ sở phân công hợ tác cùng có lợi.
- Phát triển theo hướng lâu bền đa dạng sinh học, đảm bảo mái nhầ xanh cho vùng ĐB bắc bộ.
- Thực hiện mô hình SX hành hóa gắn với thị trường, vận hành theo các thành phần kinh tế dưới sự quản lý của Nhà nước.
- Phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH gắn với giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc.
- Thực hiện cơ cấu kinh tế limh hoạt, nhạy cảm với thị trường trên cơ sở khai thác hiệu quả các thế mạnh nông nghiệp, khoáng sản. - Phối hợp với các lưc lượng của trung ương đảm bảo an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Góp phần tạo sự ổn định cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của vùng và cả nước.