Câu 9: Phân tích tiềm năng, thế mạnh, hạn chế, thách thức và những định hướng của vùng Đông Bắc/Tây Bắc/Đồng Bằng Sông Hồng/Bắc Trung Bộ/Tây/Duyên hải Nam Trung Bộ/Nguyên/Đông Nam Bộ/Đồng Bằng Sông Cửu Long trong việc Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội?
1.Vùng Đông Bắc:
a. Những tiền năng và thế mạnh nổi trội
- Vùng có vị trí địa lý quan trọng. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp với Biển Đông, phía Nam liền kề với vùng ĐBSH, một phần lãnh thổ thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có những trục giao thông “nan quạt” quy tụ về thủ đô
Rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, VH-XH, khoa học-kỹ thuật với các vùng (ĐBSH, vùng KTTĐ bắc bộ). Một số nơi ở Phía Đông là nơi có thể xây dựng các cảng nước ,sâu có ý nghĩa đối với cả vùng bắc bộ và cả phía Tây nam Trung Quốc. Ở phía bắc có nhiều cửa khẩu, một số cửa khẩu quan trọng quốc tế : Hữu Nghị, Móng Cái, Lào Cai…, Nếu có sức cạnh tranh ta có thể dần dần mở rộng quan hệ kinh tế-thương mại với thị trường Trung Quốc rộng lớn.
- Là vùng giàu có về tài nguyên khoáng sản của nước ta. Trong đó nhiều loại có trữ lượng lớn (Apatit chiếm 100%, Than 90% của cả nước).
Đây là một thế mạnh lớn, là cơ sở quan trọng để phát triển các nghành khai thác và chế biến khoáng sản, góp phần vào công cuộc CNH-HĐH của vùng và đất nước.
- Địa hình đa dạng, khí hậu phân dị tạo ra thảm TV phong phú với những sản phẩm đặc thù có giá trị cao: Do chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, khí hậu phân dị tạo nhiều tiểu vùng.
Phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi rất đa dạng và phong phú. Nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao như chè Tuyên Quang, Thái Nguyên, chè vàng, chè tuyết, hồi, quế, nhiều loại dược liệu quý…
- Có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là tiềm năng du lịch biển (Vịnh Hạ Long, bãi biển Trà Cổ).
+ các hồ nước trên núi (Núi Cốc, Ba Bể, Thác Bà), leo núi và nghỉ dưỡng (Sapa, Tam Đảo, nhiều hang động).
+ các di tích lịch sử (văn hóa Đông Sơn, Đền Hùng, Hang Pác Bó). + Du lịch lễ hội (hội Lim, hội Đền Hùng, hội Chùa Yên Tử).
- Quỹ đất lớn, nguồn nước khá dồi dào, thuận lợi phát triển các nghành kinh tế
+ Đất có khả năng sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp không phải là đất xấu có khoảng 5 triệu ha. Hiện đã SD 2,7 triệu ha (54% so với tiềm năng) có thể nâng lên 2, triệu ha, dành cho cây lâu năm, đồng cỏ, hàng ngàn ha để phát triển các cây CN và hình thành các đô thị mới. + Các sông lớn chảy qua (Bằng Giang, Kỳ Cùng, Sông Hồng…) cung cấp nguồn nước khá dồi dào và có chất lượng tốt. Trừ một số vùng núi cao đá vôi và ven biển.
- Nhân dân các dân tộc trong vùng có truyền thống cách mạng, đoàn kết qua các thời kỳ đấu tranh dựng nước và dữ nước, sớm hình thành đội ngũ công nhân công nghiệp (vùng mỏ, ..).
b. Khó khăn và hạn chế
- Địa hình núi cao, chia cắt phức tạp: ¾ S là đồi núi, dãy Hoàng liên Sơn (ĐB-TN), phía đông lại có những dãy núi cao chạy theo hình
cánh cung, nhiều sông bắt ,nguồn từ núi cáo đổ xuống đồng bằng => Địa hình chia cắt phức tạp.
Đất đai manh mún không liền mảnh, khó khăn cho việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.
Việc đi lại, giao lưu kinh tế giữa các vùng, các địa phương trong vùng gặp khó khăn.
Có những trung tâm mưa nhiều nhất nước, cùng với địa hình dốc, nên dễ xảy ra lũ quét, lở đất đá..
- Một bộ phận lớn dân cư có dân trí thấp: tỷ lệ dân tộc thiểu số nhiều, cơ cấu dân tộc đa dạng nhất nước với 40 dân tộc anh em (Tày 93%, Sán Cháy 95%, Nùng…). Đã có 12% lao động qua đào tạo, có cả trình độ đại học, cao đẳng nhưng vẫn có sự chênh lệch về trình độ học vấn và chuyên môn KH-KT giữa các vùng.
- Có điểm xuất phát thấp, đứng trước sự cạnh tranh rất lớn đối với Trung Quốc và khu vực.
+ Dù đã có những sự chuyển biến mới, đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng nền kinh tế còn ở điểm xuất phát thấp, tồn tại nhiều yếu kém, khó khăn gay gắt.
+ Nhiều chỉ tiêu tổng hợp thấp so với mức trung bình cả nước. Năm 1995, tổng GDP toàn vùng chỉ bằng 7,8% so với cả nước; GDP/người chỉ khoaarng 58% so với trung bình cả nước.
+ Cơ cấu kinh tế nặng về nông lâm nghiệp, chuyển dịch chậm.
+ Tác động của công nghiệp còn kém, tỷ lệ nông lâm sản dựa vào chế biến khoảng 3% .
+ Trình độ trang bị kỹ thuật thấp. Ít sản phẩm công nghiệp mới, có tiềm năng du lịch nhưng chậm phát triển (trừ Quảng Ninh).
+ Y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao phát triển chậm, đặc biệt là dịch vụ y tế, gáo dục.
+Kết cấu hạ tầng kém phát triển: đường giao thông chưa đủ và xuống cấp, nhiều nơi còn chưa có điện, …
+ Hệ thống đô thị phát triển chậm, tại các đô thị cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu trầm trọng đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước.. + Chênh lệch theo lãnh thổ có nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết: Các tỉnh thuộc dải trung du có trình độ phát triển KT-XH không thua kém với các tỉnh thuộc vùng ĐBSH, các tỉnh còn lại thuộc khu vực núi cao với đa số đồng bào dân tộc, công nghiệp chưa PT, KT-XH còn ở mức rất thấp, lại có sự chênh lệch giữa các vùng, GDP/người gấp 3 lần khu vực nông thôn,…
c. Những định hướng
- Để đảm bảo sự ổn định cho sự phát triển chung của cả nước, giảm dần mức độ thua kém với các vùng khác, thì Đông Bắc phải tăng trưởng nhanh, phấn đấu đạt GDP/ người năm 2010 bằng khoảng 2,5 lần so với năm 2000.
- Các tỉnh phấn đấu tự cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn, tăng tích lũy từ nội bộ kinh tế.
- Giá trị xuất khẩu tăng với nhịp độ 22-23%/năm trong cả kỳ 1996- 2010. Năm 2010, giá trị xuất khẩu của Đb chiếm 4% so với cả nước.
- Cơ bản hoàn thành định canh định cư.
- Nâng cao dân trí và thể lực của nhân dân, khắc phục tệ nạn xã hội. - Khôi phục và cải thiện môi trường, nâng tỷ lệ che phủ rừng trên
diện tích tự nhiên từ 27,6% hiện nay lên 60% năm 2010.
- Phối hợp với các lưc lượng của trung ương đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Góp phần tạo sự ổn định cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của vùng và cả nước.