Đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI PHONG HÀ NỘI (Trang 58 - 63)

- Ban lãnh đạo công ty đã tạo động lực cho người lao động làm việc bằng việc tham gia đầy đủ các chế độ phúc lợi bắt buộc (BHXH, BHYT) cho ngườ

d. Đánh giá kết quả đào tạo

Sau khi kết thúc mỗi khoá học, Công ty cần tiến hành đánh giá chương trình đào tạo để xem lại mục tiêu đặt ra của chương trình đã đạt được đến mức độ nào. Việc đánh giá đào tạo chỉ có thể thực hiện được khi có tiêu chí rõ ràng cho từng khoá đào tạo. éỏnh giỏ kết quả đào tạo cần được thực hiện theo các tiêu chí sau:

Thoả món cỏc học viên: Các học viên có cảm thấy nhu cầu và nguyện vọng của họ có được đáp ứng thông qua khoá học đào tạo hay không.

Đáp ứng đòi hỏi yêu cầu của công việc: Khi học viên trở về vị trí công tác, việc thực hiện công việc của họ có tốt hơn không? Điều này có thể đánh giá

qua mức độ hoàn thành công việc.

Khả năng sáng tạo sau mỗi khóa học: Sau mỗi khóa học, người học thu được những kiến thức mới gì? Có khả năng vận dụng vào công việc hay không? Có khả năng thực hiện được các công việc phức tạp hơn hay không?...

Đối với tất cả chương trình đào tạo, bộ phận nhân sự trong công ty phải thống kê được kết quả cuối khóa (kết quả học tập của học viên) để nắm được chất lượng đào tạo, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của khóa đào tạo, những điểm còn tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở đó cân đối, điều chỉnh cho nội dung, kế hoạch đào tạo tiếp theo của công ty đảm bảo đúng đắn và phù hợp hơn.

4.3.2.4. Phân công công việc

Động lực làm việc của người lao động sẽ không cao (không có động lực làm việc) nếu như không được bố trí vào những công việc đúng khẳ năng, sở trường và nguyện vọng của họ. Động lực làm việc cũng bị bào mòn theo thời gian nếu công việc không có sự phong phú, đa dạng và lặp đi lặp lại theo thói quen. Hạn chế hiện nay trong việc phân công công việc ở công ty là nhiều lao động cho rằng, công việc họ đang làm không đúng với nguyện vọng, nội dung công việc không có sự phong phú, đa dạng, có sự nhàm chán. Chính vì vậy, để tạo và gia tăng động lực cho người lao động tại công ty, công ty cần có biện pháp thiết kế lại công việc cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của họ này.

Để thiết kế lại công việc cho người lao động, công ty có thể tiến hành theo lộ trình sau:

Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu công việc thực tế của từng lao động cũng như khả năng, sở trường của họ để làm cơ sở trong việc phân công công việc. Thông qua bảng hỏi về nhu cầu của người lao động như đã trình bày ở giải pháp 1, cán bộ nhân sự có thể tổng hợp được người lao động thực sự muốn gỡ? Đõu là nhu cầu quan trọng và cần thiết nhất đối với người lao động? Nhưng để xác định được khả năng, sở trường của từng lao động thì căn cứ quan trọng nhất là khả năng vận hành công việc hiện tại. Để chính xác hơn nữa, công ty cần tổ chức

thờm cỏc cuộc thi, các bài kiểm tra trình độ để xác định năng lực thực tế.

Bước 2: Xây dựng hệ thống công việc sáng tạo và có tính thử thức cao, đòi hỏi người lao động phải có một khả năng nhất định mới có thể thực hiện và khuyến khích họ nghiên cứu, chinh phục những công việc đó. Mỗi công việc, Công ty nên xây dựng các bảng mô tả công việc với những bước công việc cụ thể để phân công cho từng lao động. Đi kèm với nó là những bản yêu cầu công việc và bảng yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Chỉ khi nào các bảng này được thiết kế một cách khoa học, người thực hiện mới có một căn cứ khoa học để thực hiện. Việc làm này vừa giúp công ty giảm thiểu số lao động và khuyến khích người lao động cố gắng, nỗ lực nhiều hơn trong công việc.

Bước 3: Căn cứ vào các bảng mô tả công việc và năng lực thực tế của từng lao động, công ty có thể phân công công việc cho từng người. Nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình phân công công việc là:

1. Đúng người, đúng việc

2. Đảm bảo thực hiện công việc của công ty và đào tạo lực lượng kế cận

Bước 4: Từng bước mở rộng và phong phú hóa công việc, tránh sự lặp đi lặp lại theo chu kỳ và nhàm chán trong công việc.

Mở rộng công việc là thiết kế công việc dựa trên việc mở rộng phạm vi thực hiện công việc của nhân viên bằng cách tăng thêm hoặc giảm khối lượng công việc trong mỗi phần việc. Mở rộng công việc bằng cách nhóm những phần việc tương tự chính hoặc những phần việc mà sử dụng công cụ như nhau lại với nhau. Kiểu thiết kế công việc này là kết quả của quá trình phát triển nhanh chóng của trình độ sản xuất xã hội và do sự biến đổi không ngừng môi trường hoạt động của các tổ chức, chu kỳ sống sản phẩm bị rút ngắn, tất cả những điều này làm cho tính thông lệ hóa giảm xuống. Mặt khác, trình độ của người lao động ngày càng tăng lên, họ có khả năng đảm nhiệm tốt nhiều công việc khác nhau cựng lỳc, do đó việc thiết kế công việc theo hướng mở rộng công việc là cách thiết kế hợp lý nhằm đảm bảo thích ứng tốt với sự thay đổi, đồng thời khai

thác triệt để khả năng lao động của nhân viên. Mở rộng công việc có thể là mở rộng theo chiều rộng hoặc mở rộng theo chiều sâu. Mở rộng công việc theo chiều rộng là việc gia tăng các công việc một cá nhân có thể đảm nhận. Ví dụ như công việc của một nhân viên kinh doanh có thể mở rộng thêm nhiệm vụ lái xe, giao hàng. Mở rộng công việc theo chiều sâu là gia tăng thêm nhiệm vụ và quyền hạn theo chiều sâu cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động được tự quyền quyết định nhiều hơn trong công việc của họ, đồng thời tăng mức độ tự chịu trách nhiệm một cách tương ứng. Mở rộng công việc theo chiều sâu còn được coi là một hình thức làm phong phú hoá công việc có thể giống như việc thăng tiến (ở mức độ ít).

Ví dụ: Trước đây một nhân viên bưu điện chuyên làm nhiệm vụ phân loại và đóng dấu các loại bưu phẩm, giấy tờ, nay chuyển sang vừa chịu trách nhiệm tiếp nhận, phân loại, đóng dấu và phân phát bưu phẩm giấy tờ trong phạm vi một khu vực dân cư nào đó.

Mở rộng công việc theo chiều sâu vẫn dựa trên nền tảng của CMH nhưng có sự cải tiến cơ bản bằng cách giao cho người lao động nhiều quyền quyết định hơn trong công việc của mình, qua đó làm phong phú hóa công việc của họ tăng nhiệt tình lao động, giảm nhàm chán và căng thẳng.

Trên đây là chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành QTKDTH của tôi. Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, tụi đó được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo trực tiếp hướng dẫn, các bạn cựng nhúm và doanh nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập. Tuy nhiên do còn hạn chế về thời gian, sự hiểu biết còn nông cạn, nên chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo thêm và sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-an-tao-dong-luc-cho-nguoi-lao-dong-.35953.html

2. http://nld.com.vn/178382P0C1010/tao-dong-luc-cho-lao-dong-gioi.htm

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI PHONG HÀ NỘI (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w