5. Bố cục của luận văn
3.3.6. Tăng cƣờng huy động vốn, sử dụng vốn hợp lý để nâng cao hiệu quả
quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Nông nghiệp Thái Nguyên
Công ty cần phải nâng cao số vốn kinh doanh của mình lên với tốc độ tăng phải đạt khoảng 30%/năm thì mới đáp ứng đƣợc nhu cầu kinh doanh trong thời gian tới. Công ty cần huy động vốn lên đến trên 50 tỷ năm 2008 và cho đến năm 2010 đạt gần 100 tỷ đồng. Nâng số vốn tự có lên cao trên 10 tỷ để tăng sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty cần huy động vốn nhàn rỗi từ cán bộ CNVC trong đơn vị bằng cách vay và trả theo nhƣ cổ tức.
Trong hoạt động kinh doanh của Công ty để đạt đƣợc hiệu quả phải có vốn. Sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Vốn của Công ty bao gồm vốn cố định và vốn lƣu động đƣợc biểu hiện bằng tiền của Công ty đƣợc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Trong kinh tế thị trƣờng, Công ty thƣờng không chỉ kinh doanh bằng nguồn vốn tự có mà còn thu hút các nguồn vốn vay khác nhƣ vốn tín dụng, tiền trả trƣớc, các khoản nợ chiếm dụng trong thanh toán...
Chính sách huy động vốn của Nhà nƣớc phù hợp với từng giai đoạn phát triển nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc là một
trong những nội dung cực kỳ quan trọng của chính sách tài chính Công ty. Chính sách huy động vốn đúng đắn sẽ có tác dụng khai thông các nguồn vốn đang ở dạng tiềm năng, nhàn rỗi trong xã hội vào kinh doanh để kích thích việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sản xuất kinh doanh hiện có. Bởi vậy chính sách tạo lập, huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho mọi loại hình công ty là vấn đề bức xúc hiện nay. Giải quyết tốt vấn đề này là một trong những điều kiện quan trọng nhằm thực hiện kế hoạch tăng trƣởng kinh tế của Công ty.
Ngoài các loại vốn trên, trong kinh tế thị trƣờng còn một loại vốn cực kỳ quan trọng đối với Công ty đó là vốn vô hình bao gồm: Các sáng kiến, quan hệ, uy tín, sự nhạy cảm tinh tế trong ứng xử, đàm phán... và trong một số trƣờng hợp loại vốn này giữ vị trí then chốt.
Vốn là giải pháp quan trọng để thực hiện hoạt động kinh doanh của Công ty, để thực hiện đƣợc kế hoạch cung ứng vật tƣ nông nghiệp cho những năm tiếp theo. Vốn ảnh hƣởng trực tiếp đến việc mua vật tƣ hàng hoá và dự trữ vật tƣ phân bón cho thời vụ sản xuất. Công ty cần phải có biện pháp thu hồi các vốn nợ, để tập trung vốn cho kinh doanh. Phải triệt để tiết kiệm trên các lĩnh vực, khai thác tốt các nguồn thu và tiết kiệm chi.
Công ty cần xây dựng cơ chế để huy động vốn với nhiều hình thức để các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hợp tác liên doanh liên kết, huy động góp vốn của các cán bộ công nhân viên chức, vay vốn ngân hàng...
Hình thức huy động vốn từ cổ đông trong Công ty sẽ phần nào tạo ra đƣợc số vốn ổn định, hạn chế vay nợ trong thời gian thị trƣờng vốn còn nhiều biến động, lãi phải trả cao sẽ là giảm lợi nhuận của Công ty, giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn.
Sử dụng vốn nếu không hợp lý có thể gặp rủi ro, là những thiệt hại khách quan xảy ra một cách bất ngờ ngoài tính toán, dự toán của Công ty
trong từng thƣơng vụ, làm cho Công ty không thu đƣợc lợi nhuận nhiều khi còn mất cả vốn, thậm chí rủi ro lớn có thể dẫn đến phá sản. Mức độ rủi ro trong từng thƣơng vụ kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ:
- Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô (sự ổn định giá trị đồng tiền, ổn định trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách thuế, tỷ giá...).
- Quy mô kết cấu không gian lƣu thông của thƣơng vụ, thƣờng thì quy mô lớn, kết cấu càng phức tạp và không gian lƣu thông càng lớn thì khả năng rủi ro càng cao và ngƣợc lại.
- Mức độ ổn định trong quan hệ cung cầu của mặt hàng: Những mặt hàng có mức độ ổn định trong quan hệ cung cầu càng cao thì độ rủi ro càng thấp, những mặt hàng độc đáo thu hút Công ty bằng lợi nhuận cao, mức độ ổn định trong quan hệ cung cầu thất thƣờng thì chứa đựng rủi ro lớn.
- Yếu tố ổn định thị trƣờng ngoài nƣớc.
- Yếu tố tác động của môi trƣờng, thiên nhiên, con ngƣời, xảy ra một cách bất ngờ: mƣa, bão, hỏa hoạn, trộm cƣớp...
Sau cùng, để hạn chế rủi ro Công ty cần phải hiểu và phân tích đƣợc chỉ số nhạy cảm của độ rủi ro. Chỉ số nhạy cảm của độ rủi ro là một sự thay đổi nhỏ nhất ở yếu tố đầu vào sẽ tạo ra sự thay đổi lớn nhất ở đầu ra. Chẳng hạn trong một thƣơng vụ công ty mƣa 5-7 mặt hàng nhƣng trong đó có một mặt hàng chiếm 60-70% doanh số của loại hàng đó, trong kinh doanh ngƣời ta gọi mặt hàng đó là mặt hàng có chỉ số nhạy cảm rủi ro cao nhất và vì thế trong thiết kế thực thi thƣơng vụ này Công ty dành một sự quan tâm đặc biệt đối với mặt hàng đó, để lƣờng trƣớc những rủi ro bất trắc...
Hạn chế đƣợc rủi ro trong kinh doanh đó là nghệ thuật, sự nhạy cảm trong kinh doanh của ngƣời lãnh đạo Công ty mà đứng đầu là giám đốc Công ty . Ngƣời lãnh đạo càng có tài thì khả năng nhạy cảm để loại trừ rủi ro càng cao. Đây là một điểm đặc thù trong kinh doanh thƣơng mại. Độ “nhạy cảm”
trƣớc rủi ro đƣợc tích lũy và hình thành trong quá trình kinh doanh trên thƣơng trƣờng của Công ty. Đề phòng trừ rủi ro Công ty phải điều tra thị trƣờng, tìm hiểu đối tác một cách đầy đủ hơn về khả năng tài chính, độ tin cậy của hợp đồng kinh tế, uy tín của họ trên thƣơng trƣờng trƣớc khi giao hàng và trong điều khoản thanh toán nên chặt chẽ hơn.
Một yếu tố rủi ro khác trên địa bàn hiện nay là công nợ, đó là vấn đề lớn cần giải quyết của Công ty. Hiện nay, quan hệ giữa các công ty với các ngân hàng thƣơng mại không chỉ có tín dụng mà còn nhiều hành vi kinh tế phức tạp nhƣ cho vạy, bảo lãnh, chiết khấu thƣơng phiếu, mua bán chịu hàng hóa ... tính chất của những hành vi đó đều dựa vào sự tín nhiệm. Một thực trạng là nhiều công ty bán hàng cho trả chậm nhƣng rất khó thu hồi vốn. Nếu không cho trả chậm thì không bán đƣợc hàng, vả lại khách hàng của Công ty thƣờng là ngƣời nông dân, có thu nhập thấp và đời sống còn nhiều khó khăn.
Muốn giảm thiểu rủi ro về phía Công ty cần lập quan hệ mật tiết với các đối tác để thu thập thông tin để đánh giá, xếp hạng mức tín nhiệm. Trên cơ sở phân tích xử lý thông tin, phân tích kinh tế tài chính, xem xét một cách toàn diện cả về phẩm chất đạo đức ngƣời lãnh đạo.