Các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thái nguyên.pdf (Trang 32 - 39)

5. Bố cục của luận văn

1.4.3. Các chỉ tiêu phân tích

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của Công ty cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, Công ty cần phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có

hay không hiệu quả. Nếu theo phƣơng pháp so sánh Công ty có thể lấy giá trị bình quân đạt đƣợc Công ty làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của Công ty thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trƣớc. Cũng có thể nói rằng, các Công ty có đạt đƣợc các chỉ tiêu này mới có thể đạt đƣợc các chỉ tiêu kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty bao gồm:

* Nhóm các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế

Chỉ tiêu trực tiếp và quan trong nhất để dánh giá hiệu quả (HQ) kinh tế là thu nhập hoặc lợi nhuận trên một đơn vị tính. Hiện nay có rất nhiều hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá HQ kinh tế dựa vào mục đích nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp chúng tôi chọn hệ thống chỉ tiêu theo hệ thống tài sản quốc gia.

- Giá trị SX: GO (Gross output): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong một thời kỳ nhất định thƣờng là một năm (tổng thu)

GO =   n i 1 Qi Pi

Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lƣợng sản phẩm thứ i

- Chí phí trung gian: IC là toàn bộ chi phí vật chất thƣờng xuyên và dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình SX nhƣ các khoản chi phí: giống, phân bón... IC =   n i 1 Ci

Trong đó Ci Là khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng: VA là phần giá trị tăng thêm của ngƣời lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích trong một vụ sản xuất

- Thu nhập hỗn hợp: MI là phần thu nhập thuần tuý của ngƣời SX bao gồm thu nhập của công lao độngvà lợi nhuận khi SX một đơn vị SP

MI = VA - (A + T) VA: giá trị tăng thêm

T: Thuế

A: là phần giá trị khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) hoặc chí phí phân bổ - Lợi nhuận: TPr = GO - TC

Trong đó: GO là giá trị sản xuất TC là tổng chi phí

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp

- Chỉ tiêu năng suất lao động:

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Năng suất lao động = ––––––––––––––––––––––––––––––– Tổng số lao động trong kỳ - Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho một lao động

Lợi nhuận bình Lợi nhuận trong kỳ

quân tính cho = –––––––––––––––––––––––––––– một lao động Tổng số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi một lao động trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ)

- Hiệu suất sử dụng VCĐ

Lợi nhuận trong kỳ Hiệu suất sử dụng VCĐ = ––––––––––––––––––––– VCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng VCĐ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng TSCĐ, khả năng sinh lợi của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh.

* Nhóm chỉ tiêu đánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ)

- Sức sản xuất của VLĐ

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của VLĐ = –––––––––––––––––––––––––––––––– VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn lƣu động tăng.

- Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động:

Lợi nhuận trong kỳ Hiệu quả sử dụng VLĐ = ––––––––––––––––––––– VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng VLĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng tốt, điều đó chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng VLĐ.

- Tốc độ luân chuyển vốn:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ động thƣờng xuyên vận động không ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau, có khi là tiền, có khi là hàng hoá, vật tƣ, bán thành phẩm… Đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Do đó việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của VLĐ sẽ góp phần giải quyết ách tắc, đình trệ của vốn, giải quyết nhanh nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn bộ công ty. Thông thƣờng ngƣời ta sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp:

+ Số vòng quay của VLĐ

Doanh thu trong kỳ Số vòng quay của VLĐ = ––––––––––––––––––– VLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của VLĐ bình quân trong kỳ. Chỉ số này càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh, điều này thể hiện việc sử dụng vốn có hiệu quả và ngƣợc lại.

+ Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay: Số ngày luân 365 ngày

chuyển bình quân = –––––––––––––––––––– một vòng quay Số vòng quay của VLĐ

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết thời gian để vốn lƣu động quay đƣợc một vòng, thời gian này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao và ngƣợc lại.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đƣợc dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi công ty và đƣợc dùng để so sánh giữa các công ty với nhau và so sánh trong công ty qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ công ty hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không.

- Doanh lợi của doanh thu bán hàng:

Lợi nhuận trong kỳ

Doanh lợi của doanh thu bán hàng = ––––––––––––––––––––  100% Doanh thu trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của công ty đã tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các Công ty tăng doanh thu, giảm chi phí, nhƣng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.

- Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh :

Lợi nhuận trong kỳ

Doanh lợi của vốn kinh doanh = –––––––––––––––––––––––––––  100% Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Một đồng vốn kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh trình độ lợi dụng vào các yếu tố vốn kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn.

- Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí: Lợi nhuận trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = –––––––––––––––––––––––––––  100% Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất, nó cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, chỉ tiêu này có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí:

Hiệu qủa Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

kinh doanh theo = –––––––––––––––––––––––––––––––––––  100% chi phí Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ

Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu dồng doanh thu.

- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất:

Doanh thu Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ trên một đồng = –––––––––––––––––––––––––––––––– vốn sản xuất Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho ta thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện kinh doanh có hiệu quả.

- Chỉ tiêu lãi trên 1 đồng chi phí: Lãi trên Lợi nhuận

1 đồng = ––––––––––––––– chi phí Tổng chi phí

* Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội

Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt hiệu quả về mặt KT-XH.

- Tăng thu ngân sách:

Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách Nhà nƣớc dƣới hình thức các loại thuế nhƣ: thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Nhà nƣớc sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.

- Tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động:

Nƣớc ta cũng giống nhƣ các nƣớc đang phát triển khác, để tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đƣa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, giảm gánh nặng lao động dôi dƣ cho xã hội.

-Nâng cao đời sống cho ngƣời lao động:

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động đòi hỏi các công ty phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng mức sống của ngƣời lao động. Xét trên phƣơng diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của ngƣời dân đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu nhƣ gia tăng thu nhập bình quân trên đầu ngƣời, gia tăng đầu tƣ xã hội, mức tăng trƣởng phúc lợi xã hội…

Sự phát triển không đồng đều về mặt KT-XH giữa các vùng trong một nƣớc yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay hiệu quả KT-XH hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ: Bảo vệ môi trƣờng, hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thái nguyên.pdf (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)