Sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nhân sự cho ABBANK Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 27)

 Tiết kiệm tiền gửi

 Tín dụng- Bảo lãnh

 Bao thanh toán

 Chiết khấu giấy tờ có giá

 Giao dịch hối đoái

 Ngân quỹ

 Kinh doanh ngoại tệ và vàng

 Bản tin tư vấn tiền tệ

 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

 Truy vấn tài khoản

 Dịch vụ tài chính du học  Dịch vụ địa ốc  Dịch vụ Phone Banking  Dịch vụ chuyển tiền  Dịch vụ SMS - Banking 3.1.2.6 Cơ cấu tổ chức

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ABBANK Cần Thơ

Cơ cấu tổ chức của ABBANK Cần Thơ bao gồm 1 Giám Đốc, 2 Phó Giám Đốc và 07 phòng ban, tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của Giám Đốc.

- Nhiệm vụ của các phòng, ban:

+ Giám đốc: Điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của ABBANK Cần Thơ trước ABBANK hội sở.

+ Phó giám đốc:

• Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà giám đốc giao phó.

• Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.

GVHD: TS Đỗ Thị Tuyết SVTH: Nguyễn Thị Hồng Hoa

Phòng hành chính và quản lí nhân Phó giám đốc Phòng quản lí rủi ro GIÁM ĐỐC Phòng thanh toán quốc tế Phó giám đốc Phòng quan hệ khách hàng Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng điện toán Phòng giao dịch An Nghiệp 19

Hình 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ABBANK Cần Thơ

+ Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của ABBANK.

+ Phòng quan hệ khách hàng: chia làm 2 bộ phận:

Khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ABBANK. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

Khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân.

+ Phòng kế toán và ngân quỹ:

• Thực hiệnnghiệp vụ quản lý toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và ABBANK. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp thu chi tiền mặt lớn.

• Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và ABBANK. Thực hiện nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

+ Phòng quản lý rủi ro:

• Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi

• Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, dự án, phương án, đề nghị cấp tín dụng.

• Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo hướng dẫn của ABBANK.

+ Phòng điện toán:

• Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống điện toán tại chi nhánh.

• Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống máy tính của chi nhánh.

+ Phòng Hành chính và quản lí nhân sự:

• Phỏng vấn tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch được ABBANK hội sở duyệt hàng năm.

• Lên kế hoạch, chương trình đào tạo nhân viên và quan hệ với trung tâm đào tạo ABBANK.

• Tổng hợp kế hoạch của từng phòng ban.

• Soạn thảo các văn bản, thông báo, quyết định, công văn,… tiếp nhận và phân công các công văn từ ABBANK hội sở, Ngân hàng Nhà Nước và các nơi khác gửi đến. Gửi các công văn từ các phòng ban đến các cơ quan và lưu trữ văn thư.

+ Phòng giao dịch An Nghiệp:

Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, cầm cố, thanh toán, mua ngoại tệ như ở chi nhánh, hoạt động theo cơ cấu tổ chức như sau:

Hình 7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD An Nghiệp

NHẬN XÉT:

Cơ cấu tổ chức của ABBANK Cần Thơ theo kiểu đơn cấp, đơn giản, gọn gàng, phân công công việc rõ ràng từ Ban giám đốc đến các phòng ban. Ban giám đốc có thể truyền thông tin trực tiếp đến các phòng ban, đến các nhân viên. Thông tin được gắn kết và luôn thông suốt từ Ban giám độc đến các phòng ban, mỗi nhân viên trong

TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ PHÒNG

TỔ TÍN DỤNG TỔ KẾ TOÁN VÀ

Ngân hàng và ngược lại. Cơ cấu phân chia nhiệm vụ rất rõ ràng thích hợp với từng nhân viên. Các nhân viên có thể dễ dàng được đào tạo trên kiến thức và kinh nghiệm của các người còn lại trong cùng phòng ban. Đối đầu với công việc, các vấn đề quen thuộc và có sự đào tạo tương tự cho viêc giải quyết vấn đề, nghiệp vụ tương tự. Với cơ cấu tổ chức này, công việc dễ giải thích và phần lớn các nhân viên trong ngân hàng có thể hiểu được công việc, vai trò của từng phòng ban. Điều này đảm bảo cho nhà quản lý có thể trực tiếp điều hành và nắm bắt tình hình hoạt động của toàn chi nhánh dễ dàng. Bên cạnh đó, việc phân chia các phòng ban chức năng thành các phòng cụ thể theo từng nhiệm vụ đã làm cho công việc của các phòng tập trung vào một mảng công việc. Sự phân chia này sẽ đảm bảo công việc của các phòng chức năng không bị đan xen, chồng chéo lên nhau, từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên. Chúng ta có thể nhận thấy sự tách biệt giữa 2 bộ phận: KH doanh nghiệp và KH cá nhân đã được tách riêng, vì vậy mà ngân hàng có thể tập trung phục vụ riêng cho từng nhóm khách hàng tiềm năng của mình.

Còn đối với cơ cấu tổ chức của PGD An Nghiệp được thể hiện qua sơ đồ 1, thì cho thấy bộ máy tổ chức hoạt động của các PGD nói chung và của PGD An Nghiệp nói riêng là khá gọn nhẹ và bao quát cho toàn bộ hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Tại PGD có đầy đủ các tổ chức năng phục vụ cho mọi nghiệp vụ như ở Chi nhánh: tín dụng, huy động vốn, cầm cố, thanh toán…Ngoài ra, sơ đồ 1 còn thể hiện sự quản lý linh hoạt đối với các tổ của Trưởng phòng và Phó phòng. Sự quản lý này có ý nghĩa giúp cho hoạt động của PGD được liên tục mặc dù có sự vắng mặt của Trưởng phòng hoặc Phó phòng.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Cần Thơ hay PGD đều hợp lý và có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng thêm thuận lợi. Sự cơ cấu lại về mặt tổ chức của ABBANK Cần Thơ còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng hơn trong xu thế cạnh tranh hội nhập như ngày nay, đặc biệt là trong bước đường cổ phần hóa của chính bản thân ngân hàng.

3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ABBANK CẦN THƠ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2008 – 2012

3.2.1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

ABBANK CT là NHTM, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ và mục tiêu sau cùng chính là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận chính là yếu tố cụ thể để nói

lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư; thường xuyên đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ; đồng thời cần phải tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung vốn tự có cho ngân hàng. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và sự phối hợp với các nhân viên trong ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2006 – 2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 Số tiền2007/2006% 1.Tổng thu nhập 19.741 31.406 11.665 59,09 Thu từ tín dụng 13.962 22.285 8.323 59,61 Thu ngoài tín dụng 5.779 9.121 3.342 57,83 2.Tổng chi phí 13.790 22.095 8.305 60,22 Chi tín dụng 9.262 15.727 6.465 69,80 Chi ngoài tín dụng 4.528 6.368 1.840 40,64 3.Lợi nhuận 5.951 9.311 3.360 56,46

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận của ngân hàng tăng trưởng khá ổn định qua 2 năm: năm 2007 lợi nhuận của ngân hàng là 9.311 triệu đồng, tăng xấp xỉ 2 lần so với năm 2006. Đạt được kết quả trên là do ngân hàng thu từ hoạt động tín dụng và đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.

Năm 2007 là năm đánh dấu cho thời kỳ phát triển rực rỡ của nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng GDP của nước ta đạt 8,44%, đứng thứ ba châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì nhu cầu tín dụng và các dịch vụ khác của các thành phần kinh tế cũng tăng cao. Do đó, lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2007 tăng trưởng mạnh, tăng lên 3.360 triệu đồng, tăng 56,46% so với năm 2006. Trong đó, thu từ hoạt động tín dụng tăng lên 8.323 triệu đồng, hay 59,61%. Kinh tế Việt Nam nói chung và tại thành phố Cần Thơ nói riêng đang trên đà phát triển cao nên nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp đã tăng cường mở rộng đầu tư nên nhu cầu tín dụng tăng lên nhanh chóng làm cho thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng tăng đáng kể. Cùng với hoạt động tín dụng thì hoạt động ngoài tín dụng cũng khá nổi

bật. Cụ thể như năm 2007, thu nhập ngoài tín dụng tăng lên 3.342 triệu đồng, hay 57,83%, do ngân hàng đã mở rộng nhiều sản phẩm dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của người dân.

Mặt khác, chi phí cho hoạt động tín dụng cũng tăng lên khá cao là 6.465 triệu đồng, tăng 69,80%, do năm 2007 các ngân hàng đưa ra nhiều hình thức cạnh tranh. Vì vậy, ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để thu hút vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng đã cải tiến nhiều trang thiết bị hiện đại cũng như đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ như: phone-banking, kinh doanh vàng, dịch vụ thanh toán … Đặc biệt, năm 2008 ngân hàng dự định mở phòng giao dịch tại Quận Bình Thủy. Từ đó làm cho chi phí ngoài tín dụng tăng lên 1.840 triệu đồng, hay 40,64% so với năm 2006.

Qua số liệu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 2 năm ta thấy nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng và nguồn chi chủ yếu của ngân hàng là trả lãi tiền gửi của khách hàng. Nhìn chung, xu hướng phát triển của ngân hàng là khá ổn định, đặc biệt là trong năm 2007 – năm ngân hàng đạt được kết quả rất tốt. Đó là hệ quả của sự nỗ lực rất lớn của tập thể các cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng. Đây là bước khởi đầu thành công tốt đẹp, là tiền đề và là cơ sở cho việc xác định mục tiêu kinh doanh tiếp theo của ngân hàng trong thời gian tới.

3.2.2 Sứ mệnh, chiến lược của chi nhánh giai đoạn 2008 – 2012 - Sứ mệnh chung: - Sứ mệnh chung:

“Đến năm 2012, tầm nhìn và sứ mệnh của ABBANK là trở thành 1 trong 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam và cạnh tranh dựa trên yếu tố công nghệ, con người và sự sáng tạo. Ngân hàng luôn tự làm mới mình, sẵn sàng đối mặt và tự tin là có thể vượt qua những thách thức”.

- Mục tiêu chung:

• Tăng trưởng ổn định và bền vững. Mục tiêu tăng trưởng doanh thu trung bình 20 – 25%/năm, tăng trưởng lợi nhuận 15%/năm.

• Đảm bảo mức sinh lời cao và an toàn vốn cho cổ đông và nhà đầu tư.

• Là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp và luôn là người đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp.

- Chiến lược của chi nhánh:

• Trở thành một ngân hàng địa phương thân thiện, hoạt động chuyên nghiệp, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn.

• Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ đặc thù, xây dựng thương hiệu tốt và có uy tín.

• Xây dựng đội ngũ nhân viên, chuyên gia tư vấn và đầu tư tinh nhuệ, có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng giao tiếp tốt.

+ Cụ thể:

Bảng 2: MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA ABBANK CT ĐẾN NĂM 2012

STT MỤC TIÊU

I MỤC TIÊU VỀ KINH DOANH / CÔNG VIỆC - Lợi nhuận trước thuế: 18,8 tỉ đồng

- Dư nợ cho vay: 1.250 tỉ đồng, trong đó: + KHDN: 850 tỉ đồng

+ KHCN: 400 tỉ đồng

- Số dư huy động: 740 tỉ đồng, trong đó: + KHDN: 40 tỉ đồng + KHCN: 700 tỉ đồng - Thu phí dịch vụ: 5 tỉ đồng + KHDN: 1,5 tỉ đồng + KHCN: 3,5 tỉ đồng - Nợ quá hạn: + KHDN: <= 0,3% + KHCN: <= 1,0% II MỤC TIÊU HƯỚNG ĐẾN KHÁCH HÀNG

- Đáp ứng nhu cầu hợp lí của khách hàng bên ngoài

+ Không quá 12 khiếu nại của khách hàng trong năm

+ Thời gian giải quyết khiếu nại của khách hàng trong vòng 1 ngày từ khi nhận được thông tin khiếu nại.

- Đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng

+ Điểm tổng kết năm được đo lường từ chương trình đánh giá chất lượng dịch vụ (MS) tại đơn vị đảm bảo đạt 85 điểm

III MỤC TIÊU XÂY DỰNG/ ÁP DỤNG QUY TRÌNH NỘI BỘ CỦA ĐƠN VỊ VÀ CỦA NGÂN HÀNG

- Mức độ áp dụng ISO: Đạt từ 85% trở lên

- Mức độ áp dụng 5S: Đạt từ 85% trở lên

IV MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

- 100% nhân viên được đào tạo về chuyên môn trước khi đảm nhiệm công việc.

- Đảm bảo đào tạo 100% quy trình nội bộ cho nhân viên tại đơn vị.

- Tham gia đào tạo 100% các khóa Core – banking T24 cho các chi nhánh, PGD tại khu vực miền Tây.

(Nguồn: Kế hoạch hoạt động của chi nhánh ABBANK Cần Thơ)

+ Chiến lược khách hàng

• Đối tượng khách hàng cá nhân: ABBANK hiện có các sản phẩm: YOUspend,

YOUmoney, YOUcar, đặc biệt là sản phẩm cho vay mua nhà YOUhouse với nhiều ưu đãi đặc biệt…

• Đối tượng khách hàng doanh nghiệp: Chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và

nhỏ, các công ty Điện lực với các sản phẩm như: cung cấp vốn kinh doanh, bổ sung vốn lưu động, cung cấp vốn cho các nhà thầu điện lực…

• Đối tượng khách hàng đầu tư: ABBANK có dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn và bảo đảm phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty.

 Tất cả các sản phẩm của ABBANK đều hướng tới một mục tiêu đó là giúp khách hàng định hướng kế hoạch tài chính một cách thuận lợi và đạt lợi nhuận tối đa.

+ Sản phẩm, dịch vụ

• Tăng cường triển khai các sản phẩm trọn gói, cung cấp cho khách hàng gói

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nhân sự cho ABBANK Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w