Mối quan hệ cung cầu và vấn đề cạnh tranh nhân lực

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nhân sự cho ABBANK Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 54 - 56)

Cục Thống Kê thành phố dự báo trong thời gian tới, cụ thể là đến năm 2012, số nhu cầu việc làm trong ngành này không ngừng gia tăng và nó có thể lên đến 3.000

người, trong khi tốc độ cung lại tăng chậm hơn, nên dự báo chỉ đáp ứng số lượng là 2.000 người.

Bảng 25: CUNG CẦU NHÂN SỰ NGÂN HÀNG TẠI TPCT

Đơn vị: người

2006 2007 2012 (dự báo)

Cầu Cung Cầu Cung Cầu Cung

1.326 CQ TC CĐ+THCN 423 120 859 1.402 1.445 CQ TC CĐ+THCN 279 130 1.004 1.413 3.000 2.000 (Nguồn: Cục Thống Kê TPCT)

Xét riêng về ngành Tài chính – ngân hàng, trên địa bàn hiện chỉ có 2 trường Đại học, đó là: Đại học Cần Thơ và Đại học Tại chức có đào tạo về chuyên ngành này. Mỗi năm các ngân hàng cần khoảng 500 nhân viên tốt nghiệp đại học, nhưng theo số liệu thống kê gần đây cho thấy, các cơ sở đào tạo này chỉ đáp ứng được khoảng 200 sinh viên. Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng đều rất cần nhân sự cho bộ phận tín dụng – bộ phận “dẫn đầu” của tình trạng “chảy máu nhân lực” ngành ngân hàng hiện nay. Vì thế, nếu tất cả các sinh viên ngành này ra trường đáp ứng ngay được yêu cầu công việc thì cũng không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại. Sinh viên ngành Tài chính – ngân hàng lại thêm một mùa nữa bội thu!

Mặt khác, nhân lực ngành tài chính - ngân hàng xét về góc độ chất lượng vẫn không đáp ứng được yêu cầu, đó là do việc đào tạo tại các trường chưa gắn với thị trường lao động, vẫn còn khoảng cách tương đối lớn giữa kiến thức sinh viên được học ở trường với công việc thực tế khi đi làm. Một nhược điểm lớn nữa là do sinh viên hiện nay thiếu khả năng tư duy, sáng tạo và tính tự chủ trong công việc Có thể nói, nhân lực ngành tài chính - ngân hàng ở Cần Thơ đang ở trạng thái không những thiếu số lượng sinh viên ra trường hàng năm mà còn thiếu cả những người đáp ứng được yêu cầu công việc từ vị trí cán bộ quản lý điều hành, đến nhân viên giao dịch và cán bộ tín dụng.

Nguyên nhân

- Chất lượng đào tạo đang có một khoảng cách so với nhu cầu sử dụng. Thời gian thực tập của sinh viên ngắn và không có nhiều cơ hội để cọ xát với thực tế. Hiện nay, hầu hết sinh viên ra trường đều chưa thể đáp ứng được công việc ngay mà phải qua một vài khóa đào tạo ngắn hạn của NH và sau đó cần một thời gian "cầm tay chỉ việc" mới có thể làm được.

- Sự lạc hậu của chương trình đào tạo: Nội dung chương trình giảng dạy về chuyên môn nghiệp vụ chưa được chuyên sâu và chuẩn hóa; chưa được cập nhật thường xuyên, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Thậm chí, chuyên ngành thẩm định giá còn chưa được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức trong nhiều trường đại học kinh tế, tài chính...

Một vấn đề cấp thiết nữa đó là hiện nay nhìn chung, ngân hàng nào cũng đang trong tình trạng bị mất người tài, nhất là ở các vị trí quản lý cao cấp. Trên thị trường lao động hiện nay nhân lực ở các vị trí này rất hiếm. Mất một người quản lý giỏi là một tổn thất không nhỏ của các công ty. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chỉ mất một hoặc hai người thì ngày nay, tình trạng mất cả nhóm lao động cao cấp đang diễn ra khá phổ biến.

Để đối phó lại tình trạng này, hiện các ngân hàng đang có chiến lược “trải thảm đỏ” thu hút và giữ nhân tài. Trong một vài năm trở lại đây, mức lương trong ngành NH cũng đã tăng gấp 3 lần. Một số NH còn đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn như được mua cổ phiếu với giá ưu đãi, áp dụng các chương trình bảo hiểm phúc lợi dành riêng cho cán bộ nhân viên.

 Có thể nói, giữ, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tài giỏi cho ngành ngân hàng – đây là một công việc khó đối với các NHVN, nhất là việc giữ và thu hút nguồn cán bộ ngân hàng có năng lực làm việc dưới 35 tuổi nếu không có chính sách tốt về thu nhập của họ. Vì vậy, đồng thời với việc nâng cao thu nhập cho người lao động, các NHVN cần xây dựng văn hóa DN phù hợp với ngân hàng hiện đại mang bản sắc VN. Ngoài cơ chế ràng buộc người lao động về vật chất, rất cần giáo dục cho đội ngũ CBNV tinh thần dân tộc và lợi ích chung của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nhân sự cho ABBANK Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w