Gây ô nhiễm bờ biển.

Một phần của tài liệu Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn .doc (Trang 26 - 27)

c, Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR-Internal Rate of Return).

2.1.6. Gây ô nhiễm bờ biển.

Đối với hoạt động khai thác than ở khu vực gần bờ biển ( như ở tỉnh Quảng Ninh), ô nhiễm bờ biển là một trong những tác động rất đáng kể của hoạt động khai thác than. Khoáng sàng than nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Hàng chục triệu mét khối nước từ các mỏ ra sông suối không qua xử lý và đổ thẳng ra biển. Hàng chục ngàn mét khối đất đá từ các bãi thải bị mưa lớn bào mòn, cuốn trôi theo các dòng sông, suối rồi đổ ra biển. Sự bồi lấp đất đá đã xoá sổ 200 ha đất canh tác dọc đường 18 cũ từ thị xã Cẩm Phả đến Cọc Sáu. Bờ biển bị lấn chiếm khoảng 700-800m. Cảnh quan trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2.1.7 . Tác động đến đa dạng sinh học.

Việc huy động quỹ đất dành cho hoạt động khai thác than đồng nghĩa với việc giảm một quỹ đất tương ứng với một số mục đích sử dụng khác nhau. Điều đó có thể ảnh hưởng đa dạng sinh học của hệ động thực vật trong khu vực khai thác. Phá hủy một khối lượng lớn số loài động thực vật trong khu vực khai thác, phá vỡ hệ sinh thái nông, lâm nghiệp, hệ sinh thái cảnh quan. Chiếm chỗ và làm thay đổi chỗ cư trú, sinh sống của một số loài động vật tự nhiên của khu vực. Mặt khác, khai thác than gây ra ô nhiễm môi trường ( không khí, nước…) trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật trong khu vực khai thác cũng như các khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn .doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w