Các tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương.

Một phần của tài liệu Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn .doc (Trang 31 - 46)

c, Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR-Internal Rate of Return).

2.2.2.Các tác động môi trường của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương.

2.2.2.1. Tác động của bụi.

 Trong giai đoạn thi công xây dựng mỏ:

Giai đoạn thi công xây dựng mỏ bao gồm các hoạt động chủ yếu là hoạt động bóc đất xây dựng cơ bản, san gạt tạo các mặt bằng phân xưởng, đường giao thông. Vì vậy, bụi ở giai đoạn này phát sinh với khối lượng rất lớn.

Theo tính toán, khối lượng đất bóc do hoạt động xây dựng cơ bản là khoảng 300000 m3. Hoạt động san gạt tạo các mặt bằng phân xưởng, đường giao thông, đào đắp khoảng 57.726 mđất đá. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, công đoạn này xẽ tạo ra khoảng 13,92 tấn bụi. Bụi do khói động cơ máy thi công: Trong quá trình bóc đất đá, có khoảng 1/4 khối lượng đất đá được bóc, xúc bằng máy thi công có sử dụng động cơ diezen là 257.726m3. Theo tài liệu của WHO, khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong tạo ra khoảng 0,94 kg bụi. Tính trung bình cứ san ủi, đào đắp 1m3 đất đá, các phương tiện thiết bị thi công tiêu tốn 0,37 kg dầu. Như vậy lượng bụi tạo ra do khói động cơ máy thi công của giai đoạn xây dựng mỏ là: 257,726 x 0,37 x 0,94X 106 = 0,089 tấn bụi.

 Trong giai đoạn vận hành khai thác:

Bụi tạo ra ở giai đoạn này chủ yếu do hoạt động bóc, bốc xúc và vận chuyển đất đá và than, hoạt động nổ mìn và khói của động cơ máy thi công. Bụi tạo ra do hoạt động bóc, bốc xúc và vận chuyển đất đá và than. Theo thiết kế cả đời dự án từ năm 2005-

2049; khối lượng đất bóc là 230.893.000m3; than tính theo khối lượng khoảng 251.333.714 m3. Theo phương pháp tính toán của WHO, lượng bụi tạo ra trong công đoạn này là vào khoảng 137529,8 tấn. Khối lượng đất đá phải khoan nổ mìn hàng năm đối với mỏ Na Dương là 2,5 triệu m3- 4 triệu m3. Theo tài liệu nghiên cứu khi nổ mìn tạo 1 tấn đất đá phát sinh khoảng 0,027-0,17 kg bụi. Bụi tạo ra do khói động cơ máy thi công. Máy xúc chạy bằng dầu diezel chiếm 20%, tính tương khối lượng bốc xúc bằng máy chạydầu cũng chiếm 20% tương đương với 50.266.742m3. Bụi tạo ra do khói khi đốt nhiên liệu ở công đoạn này là 17,48 tấn. Lượng bụi tạo ra do khói của hoạt động vận chuyển đất đá là 167,27 tấn. Bụi do hoạt động vận chuyển than là 14,91 tấn. Bụi do hoạt động sàng tuyển than.

 Trong giai đoạn kết thúc mỏ:

Trong giai đoạn kết thúc mỏ, việc hình thành các bãi thải có đất đá bở rời, với diện tích lớn, tổng diện tích khoảng trên 300ha, khi có gió lớn đây là nguồn phát sinh ra bụi.

2.2.2.2. Tác động của khí thải.

 Trong giai đoạn thi công xây dựng mỏ:

Khối lượng khí thải phát sinh trong quá trình xây dựng mỏ chủ yếu là từ hoạt động phát thải của các máy móc sử dụng nhiên liệu xăng, dầu, bên cạnh đó một phần do than tự cháy. Đối với công đoạn bốc xúc, vận chuyển đất đá, vận chuyển than. Trong giai đoạn từ 2001-2004, khối lượng nhiên liệu tính ra dầu ước tính khoảng 463 tấn. Theo tài liệu của WHO cung cấp về lượng khí thải khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong tạo ra một lượng khí thải ước tính là CO: 23,14kg, SO2 1.296,12 kg, NO2 5693,66 kg, HC 111,1 kg. Đối với hoạt động san gạt, tạo các mặt bằng nhà xưởng, đường giao thông. Công đoạn này ước tính đào, đắp khoảng 5.726 m3 đất đá. Theo WHO tính trung bình cứ san ủi, đào đắp 1m3 đất đá, các phương tiện, thiết bị thi công phải tiêu tốn 0,37 kg dầu/m3. Như vậy, lượng dầu tiêu tốn cho công đoạn này khoảng 21,358 tấn và tải lượng khí thải được tính là: CO: 1,07 kg, SO2 là 59,8 kg, NO2 : 262,7 kg, HC:5,13 kg. Các hoạt động sửa chữa ôtô, hoạt động tự cháy tại các vỉa than, bãi than, bãi thải cũng phát sinh ra khí thải.

Từ giai đoạn chuẩn bị khai thác, giai đoạn khai thác cho đến giai đoạn kết thúc khai thác của dự án mở rộng mỏ than Na Dương đều có tác động tới môi trường nước mặt và nước ngầm.

 Tác động tới nước mặt của khu vực:  Trong giai đoạn xây dựng mỏ:

Trong giai đoạn xây dựng mỏ, các nguồn gây tác động tới môi trường nước mặt đó là hoạt động bơm xả nước từ moong; nước mưa chảy tràn các mặt bằng của mỏ, nước thấm từ các bãi thải, nước thải sinh hoạt. Đối với nước thải từ moong: theo tính toán lượng nước trong giai đoạn này khoảng 1,2 triệum3/năm. Nước tại moong có tính axit, hàm lượng Fe, Mn vượt tiêu chuẩn, hàm lượng cặn lơ lửng cao, đặc biệt nước có màu đỏ nên có thể gây ấn tượng xấu về cảm quan. Nước thải từ moong khai thác sau khi bơm đi qua hệ thống xử lý đều được xả vào suối Toòng Già, hoà lẫn với nước nguồn, và một số nhánh suối khác trong khu vực với chiều dài khoảng 7-8km rồi đổ vào sông Kỳ Cùng. Đối với nước chảy tràn từ các mặt bằng của mỏ, nước chảy tràn từ các tuyến đường ô tô, mặt bằng xưởng sàng, mặt bằng phân xưởng khai thác, phân xưởng cơ khí. Đa phần đều theo mương thoát nước rồi đổ vào suối Toòng Già. Loại nước thải này chỉ phát sinh khi có mưa, và chất gây ô nhiễm chủ yếu là cặn lơ lửng có nguồn gốc từ bùn đất hoặc than vì vậy chủ yếu gây tác động tới hệ thống suối của khu vực dưới dạng bồi lắng. Đối với nước chảy tràn, rỉ ra từ từ bãi thải, giai đoạn khai thác trước đã để lại 2 bãi thải mà dự án mà dự án mở rộng tiếp tục sử dụng đó là bãi thải Nà Đươi và bãi thải Toòng Danh. Đây cũng hai nguồn sẽ tác động môi trường nước mặt trong khu vực. Nước thải từ bãi thải chủ yếu phát sinh vào những ngày mưa và kéo theo sau ngày mưa ít ngày. Tính chất nước thải vào thời điểm trời mưa cũng giống với nước thải bề mặt trong khai trường mang hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gây bồi lắng tới dòng suối. Còn với dạng nước thải rỉ ra từ bãi thải sau khi mưa ít ngày là dạng có tính ô nhiễm cao, nước mưa sẽ tiếp xúc với than tồn dư trong bãi thải và diễn ra các phản ứng hoá sinh tạo ra nước có tính axit, trong môi trường axit lại hoà tan các kim loại. Vì vậy, nước thải rò rỉ từ bãi thải được dự báo có tính axit và hàm lượng lim loại nặng cao, và đây là một nguồn có thể gây tác động tương đối lớn tới môi trường nước mặt nếu không có giải pháp ngăn ngừa. Đối với nước

thải sinh hoạt, theo tính toán, giai đoạn này nước thái sinh hoạt thải ra khoảng từ 12- 13 m3/ngày và phần lớn nước thải từ các công trình vệ sinh đều được đi qua hố vệ sinh tự hoại nên mức độ ảnh hưởng tới môi trường là không lớn. Nguồn nước sinh hoạt này đổ vào suối Toòng Già có lưu lượng tối thiểu từ 180 m3/h nên mức độ tác động là không đáng kể.

 Trong giai đoạn khai thác:

Đối với nước thải từ moong khai thác, xét về đặc tính nước thải mỏ Na Dương: Nước trong moong khai thác được hình thành từ nước mưa và nước ngầm, khu vực đáy moong khai thác, than bị ngâm nước nên đã xảy ra các phản ứng sinh hoá để tạo nên tính chất ô nhiễm. Trong nước thải mỏ Na Dương có lưu huỳnh nguyên tố là kết quả quá trình hoạt động của vi sinh vật. Than để lâu ngày, lưu huỳnh sunfát sinh ra thay thế dần lưu huỳnh pyrit. Sunfat nằm ở dạng muối sắt và axit sunfuric là những chất tan trong nước, đây cũng là nguyên nhân làm cho hàn lượng các kim loại (Fe, Mn) và các ion SO42- cao trong nước thải mỏ. Do hàm lượng lưu huỳnh cao (6%) nên nước thải mỏ than Na Dương có màu đỏ rất đặc trưng. Những đặc tính trên, đã làm cho nước tạo thành trong moong mỏ than Na Dương có tính axit rất mạnh và màu đỏ, độ pH dao động trong khoảng từ 2- 3. Hàm lượng Fe cao hơn tiêu chuẩn xả thải từ 8- 10 lần, còn đối với Mn, cao hơn tiêu chuẩn xả thải từ 5- 10 lần. Với nguồn tahỉ có tính chất axit như trên nếu không có giải pháp xử lý thì sẽ gây ra những tác động mạnh tới suối Toòng Già và sông Kỳ Cùng.

Xét đến lưu lượng và hình thức xả thải: Dựa vào lịch khai thác và lịch thoát nước mỏ chúng ta có thể làm rõ các thời kỳ thoát nước mỏ:

Từ năm 2005- 2009;có hai khu vực khai thác và có hoạt động bơm thải đó là khu I và khu III. Lưu lượng thải đối với khu I về mùa mưa 608m3/h, mùa khô 251m3/h. Lưu lượng thải của khu III về mùa mưa 887 m3/h, mùa khô 397 m3/h. Hai nguồn thải này xả theo hai hướng phía Tây và phía Đông của moong vỉa 4 nhưng cuối cùng đều đổ ra suối Toòng Già. Từ năm 2010 đến 2049; có 2 khu vực khai thác khu II và III nhưng có hạot động bơm tại phía Đông khu III. Lưu lượng nước thải về mùa mưa 2225m3/h, mùa khô 889m3/h. Nước được bơm thoát ra suối Toòng Già.

Về mùa mưa: 1087,2m3/h đến 76118,4m3/h. Về mùa khô: nhỏ hơn 180m3/h. Như vậy chúng ta có thể thấy, về mùa mưa lượng nước thải mỏ theo các thời kỳ so với nước suối Toòng Già nhỏ hơn rất nhiều, nên tác động có thể ở mức nhỏ hơn nếu xả thải vào đây. Tuy nhiên vào mùa khô cho thấy lượng nước thải từ mỏ đổ vào suối lớn hơn từ 2-5 lần so với lượng nước suối tự nhiên và suối có thể coi như là một mương thải của mỏ. Do đó, nếu nước thải từ moong không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nặng đói với suối Toòng Già và sông Kỳ Cùng, đặc biệt là trong mùa khô.

Đối với nước chảy tràn từ các mặt bằng của mỏ: Các tác động trong giai đoạn này cũng tương tự như trong giai đoạn xây dựng mỏ, tuy nhiên, mức độ sẽ giảm dần do các mặt bằng đã đi vào ổn định.

Đối với bãi thải mỏ: Giai đoạn này cũng có hai nguồn thải chính là bãi thải Nà Đươi và bãi thải Toòng Danh. Các đối tượng tác động cũng tương tự như giai đoạn xây dựng mỏ tuy nhiên mức độ tác động là khác nhau. Bãi thải Nà Đươi, sẽ tiến hành đổ thải ít và kết thúc sớm vì vậy, bãi thải không tăng cả về diện tích lẫn thể tích, như vậy, mức độ tác động tăng ít. Bãi thải Toòng Danh, theo các giai đoạn sẽ tăng rất lớn về diện tích lẫn dung tích bãi thải vì vậy mà mức độ ảnh hưởng của nước chảy tràn bề mặt và rò rỉ của bãi thải này tới suối Toòng Danh tương ứng. Nếu không có giải pháp bảo vệ suối Toòng Già có thể suối sẽ vừa bị bồi lấp vừa bị axit hoá.

Đối với nước thải sinh hoạt: Theo tính toán, giai đoạn này có khoảng 24-27 m3/ngày đêm, nước thải sinh hoạt đổ ra suối Toòng Già. Phần lớn nước thải vệ sinh đều được đưa vào xử lý bằng bể tự hoại vì thế lượng nước thải sinh hoạt nhỏ và tính chất ô nhiễm được giảm thiểu nên gây tác động tới môi trường nước mặt không đáng kể.

 Trong giai đoạn kết thúc mỏ:

Giai đoạn này được tính từ sau năm 2049, tác động môi trường nước mặt chủ yếu là nước từ các bãi thải. Mức độ ảnh hưởng sẽ giảm dần theo thời gian ổn định của bãi thải. Bên cạnh đó, khi bãi thải được cải tạo hoàn thổ môi trường thì các tác động môi trường cũng sẽ giảm thiểu nhiều. Ngoài nguồn trên còn có nguồn có thể phát sinh khi nước của moong khai thác đầy và tràn ra ngoài lưu vực. Tuy nhiên, việc

có lượng nước đầy tràn moong khai thác như trường hợp mỏ Na Dương là hy hữu, trừ phi có lũ lớn.

 Tác động tới nước ngầm:

Tác động tới nước ngầm của dự án mở rộng mỏ than Na Dương được xác định ở hai khía cạnh ảnh hưởng tới lượng và chất. Do các moong khai thác có mức âm so với địa hình vì vậy, nước ngầm trong tầng đất đá của khu vực đã chảy vào moong, sau đó được bơm thoát ra suối rồi. Như vậy, việc khai thác mỏ Na Dương đã làm mất một khối lượng lớn nước ngầm trong khu vực. Theo tính toán của báo cáo đầu tư cho thấy khoảng trên 300 m3/ngày đêm. Bên cạnh bị tác động về lượng, nước ngầm của khu vực cũng ít nhiều ảnh hưởng về chất do nước tạo thành trong moong mỏ than Na Dương có tính axit và hàm lượng các ion kim loại nặng cao, điều này có thể tạo điều kiện thẩm thấu vào địa tầng phía dưới và đi vào tầng chứa nước ở dưới đáy moong. Còn phần nước ngầm trong khu vực ở tầng nông hầu như là không ảnh hưởng bởi vì moong khai thác cũng giống như một giếng thu nước, các chất ô nhiễm sẽ tẩptung ỏ đâu sau đó lại được bơm lên suối ở trên bề mặt, nên lượng lưu giữ vào tạo ra chất o nhiễm thường cân bằng.

2.2.2.4. Tác động đến môi trường không khí do bụi, khí và hơi độc.

 Trong giai đoạn xây dựng mỏ:  Tác động do bụi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bụi phát sinh trong giai đoạn này từ các hoạt động: hoạt động khoan nổ mìn, bốc xúc và vận chuyển đất đá, than, từ hoạt động san gạt đất đá để tạo các mặt bằng, đường giao thông. Theo tính toán giai đoạn 2001- 2004, khoảng 430 tấn bụi đất, đá phát sinh do các hoạt động như: bốc xúc, vận chuyển và san gạt các mặt bằng trong dự án; trêm 89 tấn bụi phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ. Lượng bụi này chủ yếu phát tán trong phạm vi khai trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động trong các khâu sản xuất. Đối với hoạt động vận chuyển đất đá, than tạo ra nguồn phát sinh bụi, bụi sẽ lan truyền trong khai trường theo hai bên đường ô tô và bị ảnh hưởng bởi hướng gió và vận tốc gió trong khu vực.

Tác động của không khí trong giai đoạn này cũng do hoạt động đốt cháy nhiên liệu của ô tô, máy xúc, máy gạt và do nổ mìn. Tuy nhiên, hoạt động đáng kể nhất là hoạt động vận chuyển đất đá và than, đây là nguồn phát thải dạng đường. Hoạt động khoan chủ yếu phát sinh bụi lớn tại khu vực máy khoan, khả năng lan toả bụi là không nhiều. Hoạt động bốc xúc, vận chuyển than, đất đá cũng là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm khí độc cao. Theo tính toán, hoạt động bốc xúc trung bình hàng năm tạo ra khoảng 1347 tấn bụi đất đá và khoảng 0,388 tấn bụi khói do đốt nhiên liệu. Việc phát tán bụi ra môi trường bên ngoài mỏ có thể chỉ từ tầng +270 trở lên. Còn xuống sâu, hoạt động này chủ yếu ảnh hưởng tời máy móc, con người hoạt đọng trong phạm vi moong khai thác.

Hoạt động vận chuyển than và đất đá thải: Đối với dự án, đây là hoạt động gây phát tán bụi lớn và có thể ảnh hưởng môi trường bên ngoài ranh giới mỏ nhiều hơn cả. Theo tính toán có khoảng 1709 tấn bụi đất đá và 3,7 tấn bụi khói nhiên liệu hoạt động. Theo tính toán và thiết kế, đường vận chuyển nằm trong ranh giới của mỏ và có khoảng cách so với ranh giới mỏ có hàm lượng bụi vượt TCCP theo tiêu chuẩn 5937-2005.

Hoạt động sàng tuyển than: Các hoạt động diễn ra tại khu vực sàng tuyển than: Ô tô tải đổ tải than vào khu nhà sàng bên trong nhà và bên ngoài trời. Hoạt động của máy xúc, xúc than đổ vào hộc chứa than rót xuống băng tải để chuyển tải sang nhà máy điện.Hoạt động nhặt đá và than quá cỡ trên sàn bằng thủ công.

Một phần của tài liệu Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn .doc (Trang 31 - 46)