Phân tích độ nhạy.

Một phần của tài liệu Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn .doc (Trang 64 - 68)

II Chi phí thiết bị ( C2) 257

3.6.Phân tích độ nhạy.

3.6.1. Khi tỷ suất chiết khấu thay đổi:

. Tuổi thọ của dự án khá dài nên tỷ lệ chiết khấu có thể nằm trong một khoảng dao động lớn. Để phân tích sự thay đổi của NPV khi r thay đổi, chuyên đề chọn 2 tỷ lệ chiết khấu thay đổi là r = 5% và r = 15%. Theo tính toán trên phần mềm Excel, ta thu được kết quả như bảng sau:

Bảng 3.11. Các chỉ tiêu thay đổi khi thay đổi hệ số chiết khấu(r)

Các chỉ tiêu PVB PVC l NPV BCR IRR Kết quả với r = 5% 26.616,527 12.161,718 14.454,808 2.19 17% Kết quả với r = 15% 12.206,066 10.936,883 1.269,182 1.12 17%

Nhận xét: Khi r tăng từ 5% -> 15%, các giá trị NPV, BCR giảm dần, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ không thay đổi (=17%)

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi NPV khi r thay đổi 14454.808 5859.01 1269.182 0 4000 8000 12000 16000 5% 10% 15% r (%) N P V ( t ri u đ n g ) NPV

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi NPV khi r thay đổi. 3.6.2. Khi giá bán nước thay đổi.

Giá bán nước phụ thuộc tình hình kinh tế, sự sẵn có của tài nguyên nước, nhu cầu sử dụng, phụ thuộc các chính sách sử dụng nước… Vì vậy có thể thay đổi. Giả sử giá bán nước sạch có thể thay đổi 1500đ/m3 thì ta có các chỉ tiêu thay đổi như sau:

Bảng 3.12. Các chỉ tiêu thay đổi khi giá bán nước thay đổi

Các chỉ tiêu PVB PVC NPV BCR IRR Kết quả với Pnước =6.100đ/m3 14.305,635 11.497,576 1.808,069 1,24 13% Kết quả với Pnước =9.100đ/m3 20.407,538 11.497,57 8.909,962 1,77 20%

Nhận xét: Khi giá nước thay đổi từ 6100đ/m3 -> 9100đ/m3, NPV tăng dần, theo đó tỷ suất lợi nhuận cũng tăng từ 1,24 ->1,77. Ta có biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của NPV theo sự thay đổi của giá nước như sau:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của NPV khi giá nước thay đổi 1801.069 5859.01 8909.962 0 4000 8000 12000 6100 7600 9100 giá bán nước (đ/m3) N P V ( t ri ệu đ n g ) NPV

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của NPV khi giá bán nước sạch thay đổi

3.7. Kết luận.

Theo kết quả thu được như trên, dự án nên được thực hiện vì đã đạt được hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể:

 Lợi ích về kinh tế:

- Công trình với mục đích bảo vệ môi trường, giảm chi phí đóng phí nước thải thông qua các thông số ô nhiễm theo nghị định 67/CP/2003 và nghị định số 04/ 2007/ NĐ- CP của Chính phủ về thu phí nước thải bảo vệ môi trường.

- Việc xử lý nước thải,ngăn chặn các chất bẩn độc hại gây ra ô nhiễm môi trường từ mỏ than đã làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và môi trưòng sản xuất xung quanh,

- Giảm thiểu chi phí khắc phục môi trường, tận dụng nguồn nước tái sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, tạo nề nếp sản xuất thân thiện với môi trường cho công ty than Na Dương. Từ đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất chính của mỏ hoạt động một cách liên tục và hiệu quả, duy trì sự phát triển bền vững, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả cho doanh nghiệp.

- Là điều kiện đủ để thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp mỏ, đảm bảo vệ sinh môi trường và hiệu quả cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh chính của mỏ.

 Lợi ích về xã hội: Việc xử lý trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương không những mang lại những lợi ích về kinh tế như đã phân tích ở trên mà còn mang lại lợi ích to lớn đối với xã hội. Xây dựng trạm xử lý nước thải đảm bảo tuân thủ Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, là điều kiện để mỏ Na Dương có thể mở rộng công suất khai thác. Sự phát triển về quy mô khai thác, một mặt mang lại một nguồn lợi về kinh tế lớn cho công ty Than Na Dương, mặt khác cũng đóng góp rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội cho địa phương cũng như là nền kinh tế nói chung. Cụ thể là, việc mở rộng khai thác mỏ sẽ duy trì và tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động ( trực tiếp và gián tiếp), nâng cao thu nhập cho người dân. Phát triển kinh tế thúc đẩy phát triển về xã hội, văn hóa cho vùng, người dân có nhiều cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ về giáo dục và y tế hơn. Nguồn ngân sách thu mà chính quyền địa phương thu được sẽ là nguồn chi cho các chương trình phát triển kinh tế của địa phương.

 Lợi ích về môi trường:

Khi xây dựng hệ thống xử lý, nước thải sẽ được xử lý đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (B). Việc nước xả thải đảm bảo tiêu chuẩn sẽ góp phần phục hồi môi trường nước mặt của khu vực.

Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn là công ty đã tuân thủ tốt pháp luật về Bảo vệ môi trường và Bảo vệ Tài nguyên nước. Xử lý tốt nguồn

nước thải mỏ trước khi thải ra môi trường sẽ giảm thiểu được các tác động lên môi trường đất, môi trường nước mặt, nước ngầm, giảm thiểu được nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học của vùng.

Như vậy: Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mỏ không lớn nhưng lợi ích thu lại cho mỏ thực sự rất to lớn, thể hiện qua việc ngăn chặn những thiêt hại về môi trường sản xuất, giá trị thiệt hại dự kiến sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý này. Ngoài ra, khi hệ thống đi vào sử dụng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất của mỏ thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn .doc (Trang 64 - 68)