c, Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR-Internal Rate of Return).
3.2. Lựa chọn công nghệ sử dụng.
Theo kết quả báo cáo đề tài cấp Bộ Công nghiệp năm 2005 “Khảo sát, đánh giá thực trạng công nghệ xử lý nước thải ngành công nghiệp sản xuất than trong nước và tổng quan công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất than ở nước ngoài” do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV thực hiện, nước thải mỏ than được xử lý chủ yếu bởi các công nghệ sau:
* Công nghệ sử dụng đầm sinh học:
Hiện nay, công nghệ này được ưu tiên sử dụng để xử lý các nguồn ô nhiễm. Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ này đòi hỏi có diện tích các lưu vực nước rộng lớn và các loại thực vật thích hợp nhằm xử lý các chất ô nhiễm. Trong điều kiện khu vực mỏ than Na Dương, không thích hợp áp dụng công nghệ này.
* Công nghệ bể trung hoà: được sử dụng để xử lý nước thải có tính axít.
+ Trung hòa bằng NaOH, NaHCO3, Na2CO3: Đây là phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này tương đối đắt tiền.
+ Trung hòa bằng sữa vôi hoặc đá vôi: Đây là phương pháp đơn giản và mang tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này cần tiếp tục xử lý các chất rắn kết tủa.
* Sử dụng các chất ô xi hoá (ozôn, KMnO4, ClO2) để xử lý Mn và một số chất ô nhiễm khác.
Hiện nay các mỏ than ở Việt Nam đã sử dụng các công nghệ sau:
+ Lắng bằng trọng lực, kết hợp chất keo tụ dùng để xử lý các chất rắn lơ lửng. Hệ thống xử lý này đơn giản và được áp dụng rộng rãi để xử lý sơ bộ nước thải mỏ. + Dùng sữa vôi, kết hợp chất keo tụ: Công nghệ này được áp dụng khá rộng rãi ở các mỏ than để xử lý nước bị axít hóa và các chất rắn lơ lửng do chi phí thấp và mang hiệu quả kinh tế, kĩ thuật trong xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.
+ Dùng bể đá vôi: Bể đá vôi đã được triển khai tại mỏ Vàng Danh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng, không đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật.
Xem xét tính chất nước thải mỏ than Na Dương với đặc tính ô nhiễm nặng về các thông số pH, Fe, Mn và địa hình của mỏ, kết hợp với phân tích các loại công nghệ xử lý nước thải mỏ hiện có đề xuất phương án công nghệ xử lý nước thải cho mỏ than Na Dương là:
Dùng sữa vôi để điều chỉnh pH.
Dùng chất ôxi hoá mạnh KMnO4 để ôxi hoá Fe, Mn về dạng kết tủa Dùng chất keo tụ dạng polime để keo tụ các chất rắn lơ lửng.
Công suất xử lý:
Theo lưu lượng nước thải mỏ hiện tại và những năm tiếp theo, lưu lượng nước thải cần xử lý được xác định là 1000 m3/h.
- Chỉ tiêu xử lý:
Các chỉ tiêu ô nhiễm xác định phải xử lý là: + pH dao động từ 2,3 – 3,0
+ Fe hàm lượng dao động từ 450 mg/l – 500 mg/l. + Mn hàm lượng dao động 7 mg/l – 10 mg/l.
- Tiêu chuẩn đáp ứng: Theo tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (B) với các thông số: + pH dao động từ 5,5 – 9,0
+ Tss < 90 mg/l + Fe <4,5 mg/l + Mn <0,91 mg/
Xây dựng sơ đồ công nghệ, giải pháp kỹ thuật
Với công nghệ lựa chọn như trên, sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ than Na Dương được xây dựng như hình sau:
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ than Na Dương
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Nước thải từ moong được bơm lên và thu gom vào mương dẫn, đưa đến hệ thống xử lý. Trước tiên, nước được đi qua bể khuấy trộn, tại đây nước thải được trộn lẫn với dung dịch sữa vôi, chất ôxi hoá bằng hệ thống khuấy cơ khí. Tiếp theo nước
Dung dịch sữa vôi Dung dịch KmnO4 Dung dịch keo tụ Bể chứa nước sạch BỂ NÉN BÙN BỂ PHẢN ỨNG BỂ LẮNG NGANG BỂ KHUẤY TRỘN ĐẬP DÂNG NƯỚC Mương dẫn nước Nước sạch Bơm Bơm Nước thu Bùn Sử dụng cho mục đích khác Nước đạt TCVN 5495 -2005 Xe vận chuyển bùn ra bãi thải
được dẫn vào ngăn phản ứng, trước khi đi vào ngăn phản ứng, hỗn hợp nước thải được bổ sung dung dịch polime. Tại bể phản ứng, các phản ứng tiếp tục diễn ra.
Sau quá trình phản ứng, hỗn hợp nước được đưa sang bể lắng ngang. Trong bể lắng ngang chủ yếu diễn ra quá trình lắng. Các chất kết tủa và chất rắn lơ lửng được lắng bằng trọng lực xuống đáy bể, loại bùn cặn này được hệ thống gạt bùn bằng cơ khí gạt từ cuối bể về các rốn thu bùn ở đầu bể lắng. Tại các rốn thu bùn, bùn được các máy bơm chìm bơm về bể nén bùn.
Tại bể nén bùn, bùn được tiếp tục nén, nước trong phía trên được thu gom và đưa quay trở lại đầu vào để xử lý tiếp. Bùn trong bể nén được bơm lên xe ô tô rồi đổ ra, chôn lấp trên bãi thải.
Nước sạch sau xử lý được dẫn vào bể chứa, dùng bơm để cấp nước từ bể này để pha các loại dung dịch sữa vôi, KMnO4, polime.
Để tự động kiểm tra và điều chỉnh pH của nước thải trước khi xả, lắp đặt hệ thống kiểm pH tự động.