Hiện trạn gô nhiễm nước thải mỏ tại Na Dương.

Một phần của tài liệu Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn .doc (Trang 46 - 49)

c, Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR-Internal Rate of Return).

2.3.Hiện trạn gô nhiễm nước thải mỏ tại Na Dương.

Như đã phân tích ở trên, nước thải mỏ Na Dương có tính axít, trước khi đổ vào sông Kỳ Cùng vẫn còn cao ( pH < 5) và đặc biệt màu của nước trên dòng suối tại Cầu Gỗ, Tú Đoạn cách mỏ khoảng 5km vẫn còn màu đỏ của nước thải mỏ Na Dương. Chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước thải mỏ Na Dương là cặn lơ lửng và có nguồn gốc từ bùn đất hoặc than, vì vậy gây tác động tới hệ thống suối của khu vực dưới dạng bồi lắng, gây bồi lắng tới các dòng suối. Nếu không có giải pháp bảo vệ, suối Toòng Già có thể vừa bị bồi lấp vừa bị axít hóa. Nước ở các khu vực suối này sẽ không thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp trong vùng, hoặc nếu có sử dụng cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường cho đất khu vực đó và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi.

Hệ thống xử lý nước thải đầu tư sẽ thu nhận nước thải từ moong khai thác của mỏ than Na Dương. Chất lượng nước thải được lấy mẫu và phân tích cho kết quả trong bảng.

Bảng 2.1. Chất lượng nước thải moong khai thác mỏ than Na Dương

STT TT

các thống

số Đơn vị

Nước thải mỏ Na Dương

Ngày lấy mẫu

25/9/08 30/9/08 06/10/08 Cmax TCVN (B) 5945 - 2005 1 pH - 2,48 2,42 2,36 5,5 ÷ 9 5,5 ÷ 9 2 Độ cứng toàn phần mgCaCO3/l 1200 733 730 - - 3 BOD5 mg/l 28,0 27,5 27,0 45 50 4 COD mg/l 62,72 45,47 43,90 72 80 5 NO22- mg/l 0,301 0,212 0,206 - - 6 NO32- mg/l 0,71 0,55 0,51 7 TDS mg/l 5850 5300 5270 - - 8 TSS mg/l 170 113 125 90 100 9 SO42- mg/l 4.921,0 5.108,0 5.059,0 - - 10 Fe mg/l 459,47 462,41 473,36 4,5 5 11 Mn mg/l 7,4 9,64 9,79 0,9 1 12 Al mg/l 0,021 0,018 0,018 - - 13 PT mg/l 0,066 0,061 0,058 7,2 8 14 Hg mg/l 0,0003 0,0002 0,0003 0,009 0,01 15 Cd mg/l 0,0061 0,0064 0,0057 0,018 0,02 16 Pb mg/l 0,0045 0,0035 0,0039 0,045 0,5 17 As mg/l 0,0068 0,0064 0,0059 0,09 0,1 18 Dầu mỡ mg/l 0,75 0,25 0,27 4,5 5 19 Coliform MPN/100ml 400 100 120 4.500 5.000 Nguồn: Viện KHCN Mỏ - TKV Ghi chú:

Cmax là nồng độ tối đa cho phép ( Cmax = C x Kq x Kf).

C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong TCVN5945:2005.

Kq là hệ số theo lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (Kq = 0,9). Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải (Kf = 1,0)

So sánh kết quả phân tích với TCVN 5945-2005 (B), cho thấy:

- Nước thải có tính axít mạnh, giá trị pH dao động từ 2,36 – 2,48 ; không đạt TCCP (pH = 5,5 – 9).

- Hàm lượng Fe cao, dao động từ 459,47 mg/l – 473,36 mg/l; vượt TCCP từ 102 – 105 lần.

- Hàm lượng Mn dao động từ 7,4 mg/l – 9,79 mg/l; vượt TCCP từ 8,1 đến 10,7 lần. - Hàm lượng TSS dao động từ 113g/ml – 170g/ ml, vượt TCCP từ 1,25 đến 1,9 lần - Các chỉ tiêu còn lại đều đạt TCCP.

Ngoài kết quả phân tích trên, chất lượng nước thải của mỏ than Na Nương còn được theo dõi tại các năm trước, số liệu được trình bày ở phần phụ lục.

Như vậy, có thể xác định nước thải từ moong khai thác của mỏ than Na Dương bị ô nhiễm bởi các thông số chính: pH, Fe, Mn.

Tiểu kết chương 2.

Chương 2 tập trung phân tích các tác động môi trường của hoạt động khai thác than nói chung cũng như hoạt động khai thác của hoạt động mở rộng khai thác than tại mỏ than Na Dương- công ty TNHH than Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Hoạt động khai thác than một mặt mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho nền kinh tế, mặt khác cũng gây ra các tác động nghiêm trọng đến môi trường, nếu không có các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các tác động xấu do hoạt động đến môi trường có thể sẽ dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường, tác động đến sức khỏe, đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa cho người dân ở khu vực khai thác cũng như các khu vực lân cận. Trong các tác động đến môi trường của hoạt động khai thác than, chương hai cũng tập trung nhấn mạnh phân tích tác động của nước thải mỏ đến môi trường tự nhiên ( đất, nước, hệ sinh thái...)và sức khỏe con người. Nước thải mỏ Na Dương có tính axít và hàm lượng các kim loại nặng cao, có màu đỏ đặc trưng do nước thải có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao. Những tính chất này gây phá hủy thiết bị, máy móc sử dụng trong khai thác, khi đổ ra sông suối có thể gây phá huỷ hệ sinh thái thủy vực, tác động đến động thực vật, làm suy giảm chất lượng và số lượng nước ngầm khu vực, làm giảm năng suất cũng như chất lượng của hoạt động nông nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe con người khu vực bị ô nhiễm...

Những phân tích trên là một trong những luận điểm để cho việc đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế, xã hội và môi trường của dự án trạm xử lý nước thải sẽ giới thiệu và phân tích ở chương 3.

Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN NA DƯƠNG.

Một phần của tài liệu Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn .doc (Trang 46 - 49)