Phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 38 - 47)

2.2.3.1 Phương pháp xếp hạng tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV sử dụng phuông pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết họp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Trong

mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm các chỉ tiêu nhỏ. Số lượng chỉ tiêu nhỏ; thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ là khác nhau đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau

Ngân hàng BIDV xây dựng 3 hệ thống chấm điểm khác nhau cho 3 loại khách hàng chính là:

+ Khách hàng là tổ chức tín dụng. + Khách hàng là tổ chức kinh tế. + Khách hàng là cá nhân.

Nguyên tắc chấm điểm:

• Thông thường một tiêu chí tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là 5 mức điểm 20,40,60,80,100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong số các khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.

• Tùy theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiru và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thủ riêng có của mỗi loại hình khách hàng, ngành kinh tế và tính chất sở hữu doanh nghiệp. Do đó điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.

Với nguyên tắc như vậy, các trường hợp khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng nhưng có tình hình tài chính yếu kém sẽ không được xếp ở nhóm hạng tốt nhất

- Căn cứ vào tống số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng sau:

Bảng 10: Xếp hạng tín dụng

STT Mức xếp hạng Ý nghĩa

1 AAA Là khách hàng đặc biệt tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả rất cao và liên tục gia tăng, tiểm lực tài chính đặc biệt mạnh đáp ứng được mọi nghĩa vụ trả nợ. cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

2 AA Là khách hàng rất tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tăng trưởng vững chắc, tình hình tài chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

3 A Là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng và có hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

4 BBB Là khách hàng tương đối tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng nhạy cảm về các điều kiện thay đổi về ngoại cảnh, tình hình tài chính ổn định, cho vay đối với khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dầu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

5 BB Là khách hàng bình thường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tuy nhiên không cao và rất nhạy cảm với các điều kiện ngoại cảnh. Khách hàng này có một số yếu kém về tài chính, về khả năng quản lý, cho vay đối với khách hàng này có khả năng thu hồi vốn đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách suy giảm khả năng trả nợ.

6 B Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh gần như không có hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, dư nợ vay của khách hàng này có

khả năng tổn thất một phần dư nợ gốc và lãi

7 CCC Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị không tốt, tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có thay đổi về môi trường kinh doanh. Dư nợ vay của khách hàng tổn thất một phần dư nợ gốc và nợ lãi. 8 CC Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng,

không thực hiện đúng cam kết trả nợ, dư nợ vay của khách hàng này có khả năng tổn thất một phần dư nợ gốc và lãi. 9 C Là khách hàng rất yếu, kinh doanh thua lỗ và rất it khả năng

phục hồi. dư nợ vay của khách hàng thuộc loại này có khả năng tồn thất rất cao.

10 D Đây là khách hàng đặc biệt yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài và không có khả năng phục hồi. Dư nợ cho vayy của khách hàng thuộc loại không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Khi áp dụng phương pháp này, cán bộ khách hàng/cán bộ quản lý rủi ro đưa ra các câu hỏi nhằm xác định xem mức độ rủi ro khi quan hệ với khách hàng và có thể khắc phục được những rủi ro đó không.

2.2.3.2. Phương pháp mô hình SWOT : 50

Mô hình phân tích SWOT đánh giá chủ quan các dữ liệu được tổ chức theo một trình tự lô-gíc nhằm giúp cán bộ ngân hàng hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể thảo luận và ra quyết định hợp lý và chính xác nhất.

Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: Điểm mạnh, Điểu yếu, Cơ hội và Nguy cơ, một số các câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung. Một điều cần hết sức lưu ý, đó là đối tượng phân tích cần được xác định rõ ràng, vì SWOT chính là tổng quan của một đối tượng – có thể là một công ty, một sản phẩm, một dự án, một ý tưởng, một phương pháp hay một lựa chọn, một cơ hội đầu tư…

Cần đảm bảo miêu tả đối tượng phân tích thật rõ ràng để những cán bộ tham gia vào việc phân tích hay những người xem kết quả phân tích có thể hiểu đúng mục đích của việc đánh giá và các gợi ý của SWOT.

Bảng 11: Khung phân tích SWOT

Đối tượng phân tích SWOT Điểm mạnh

- Ưu điểm của đề xuất - Năng lực

-Lợi thế cạnh tranh

- Điểm đặc sắc của sản phẩm - Nguồn lực, tài sản, con ngươi - Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu

- Dự trữ tài chính? Khả năng thu hồi vốn - Hoạt động marketing- khả năng tiếp cận, phân phối

Các hoạt động mang tính sáng tạo Vị trí địa ly

Giá cả, giá trị, chất lượng

Mức độn được công nhận, phân cấp, chứng chỉ

Các quá trình xử lý, cơ cấu tổ chức, công nghệ thông tin, truyền thong

Văn hóa, thái độ, hành vi

Mức độ kiểm soát của người quản lý

Điểm yếu

Nhược điểm của đề xuất Những lỗ hổng trong năng lực Thiếu sức cạnh tranh

Vấn đề tài chính Những chỗ yếu tự biết

Lịch trình, thời gian cuối cùng và sức ép thời gian

Dòng tiền mặt, tình trạng thiếu tiền mặt ở các công ty mới khởi sự

Tính liên tục, khả năng của day chuyền cung cấp

ảnh hưởng đối với các hoạt động chính? Khả năng gây sao lãng

tính tin cậy của dữ liệu? tính có thể dự đoán trước của kế hoạch?

Tính đạo đức, cam kết, khả năng lãnh đạo

Mức độ được công nhận

Quá trình sử lý và cơ cấu tổ chức Mức độ kiểm soát của người quản lý Cơ hội

Phát triển thị trường

Điểm yếu của đối thủ cạnh tranh Xu hướng của ngành hoặc lối sống

Nguy cơ

ảnh hưởng về mặt chính trị ảnh hưởng về mặt pháp luật ảnh hưởng về mặt môi trường

Phát triển công nghệ và phát minh ảnh hưởng từ thế giới

thị trường mới các thị trường đích

địa lý, xuất khẩu, nhập khẩu

các điểm đặc sắc mới của sản phẩm các chiến thuật

phát triển doanh nghiệp và sản phẩm thông tin và nghiên cứu

đối tác, địa lý, hệ thống phân phối số lượng, sản xuất, nền kinh tế

các ảnh hưởng mang tính thời vụ, thời tiết và thời trang

sự phát triển công nghệ thông tin các ý định của đối thủ cạnh tranh nhu cầu thị trường

xuất hiện các công nghệ mới, dịch vụ mới, ý tưởng mới

các hợp đồng và đối tác lớn duy trì các năng lực nội tại các trở ngại phải đối mặt

những điểm yếu không thể khắc phục mất những nhân viên quan trọng có thể duy trì sự hỗ trợ về tài chính nền kinh tế trong nước, ngoài nước các ảnh hưởng mang tính thời vụ, thời tiết

2.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá tài chính hiệu quả của dự án ( lợi nhuân, NPV, IRR….) khi các yếu tố có liên quan tới các chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy là phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố có tính chất bât định như chi phí, thu thập, tuổi thọ dự án… đến hiệu quả tài chính của dự án. Nói một cách khác, phân tích độ nhạy là xem xét mức độ nhạy cảm của các kết quả khi có sự thay đổi giá trị của một số tham số đáu vào

Phân tích độ nhạy của dự án cung cấp cho Ngân hàng biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn cho những kết quả tính toán.

Phương pháp phân tích gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định các biế chủ yếu (những yếu tố có liên quan) của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét của dự án.

Bước 2: Tăng giảm mỗi yếu tố theo cùng một tỷ lệ % nào đó hay các khoảng dao động hợp lý khác. Những thay đổi này được xác định dựa theo hành vi trong quá khứ hoặc các chuyên gia.

Bước 3 Tính toán lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Lập bảng khảo sát độ nhạy theo các biến, đo lường tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố.

Ưu điểm của phương pháp phân tích độ nhạy - Dễ tính toán và giải thích

- Không đòi hỏi ước tính xác suất - Tập trung vào một hoặc hai biến

Hạn chế: không tính được xác suất xuất hiện của các tham số và xác suất xảy ra của các kết quả, giới hạn trong sự tương tác của các biến số.

2.2.3.4. Chỉ số Z của Edward I. Altman

Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao như Mexico, Indian... Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa yếu tố (MDA).

Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:

X1= Vốn luân chuyển Tổng tài sản

Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn

Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1 X2 = Lợi nhuận giữ lại

Tổng tài sản

Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian.

Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận.

Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50% công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm.

X3

=

EBIT Tổng tài sản

Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất sinh lợi.

X4 =

Giá thị trường của vốn cổ phần

Giá sổ sách của nợ Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn

Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi

Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đã được sửa đổi của một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu (1959). Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao.

Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần.

X5 = Doanh thu Tổng tài sản

Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép cạnh tranh của các đối thủ khác.

Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao.

X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau.

Một số nghiên cứu vào thập niên 1960 chỉ ra rằng tỷ số dòng tiền trên nợ là tỷ số rất tốt để dự báo nhưng do trong giai đoạn này, dữ liệu về dòng tiền và khấu hao của các doanh nghiệp không nhất quán nên chỉ số Z của Altman không bao gồm các

tỷ số có liên quan đến dòng tiền. Điều này khá phù hợp với thực trạng về thông tin tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hơn nữa chỉ số Z đã được sử dụng hiệu quả ở Mỹ (dự báo chính xác 95% đối với mẫu dữ liệu) và nhiều nước khác thì rất có thể cũng sẽ thực hiện tốt tại Việt Nam trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm hay dự báo phá sản.

Từ một chỉ số Z ban đầu, Altman phát triển thêm Z' và Z" để có thể áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp:

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5

Nếu Z >2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.8< Z <2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z' = 0.717X1 + 0.847X2 + 3.107X3 + 0.42X4 + 0.998X5

Nếu Z' > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.23 < Z' < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z' <1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Đối với các doanh nghiệp khác:

Chỉ số Z" dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 được đưa ra.

Z" = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4

Nếu Z" >2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.2 < Z" < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z <1.1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Altman đã nghiên cứu trên 700 công ty để cho ra chỉ số Z" điều chỉnh:

Z"điều chỉnh = 3.25 + Z" = 3.25 + 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4

Z" điều chỉnh có tương đồng khá cao với các hạng mức tín nhiệm trái phiếu của S&P. Hàm ý rằng các mô hình toán học có thể sánh ngang với phương pháp chuyên gia.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w