Những kết quả đạt được thời gian qua

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 72 - 76)

c Kết quả thẩm định dự án đầu tư

2.4.1Những kết quả đạt được thời gian qua

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy có bề dày thành tích trong công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và những cơ hộ phát triển phát triển ngành nói riêng, ngày càng có nhiều dự án được hinh thành với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp hơn. Do đó, việc đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cũng đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Hiện nay với việc áp dụng quy trình quản lý mới, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đã được thống nhất, khoa học, góp phần hạn chế rủi ro trong đầu tư. Chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Cầu Giấy đã được nâng lên, thể hiện qua các mặt:

- Về quy trình đánh giá rủi ro

Có thể nói, quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án ở BIDV Cầu Giấy khá hợp lý và khoa học. Sự sắp xếp các khâu trong quy trình rõ ràng và có sự phối hợp cao giữa các bộ phận, là cơ sở để kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc

đối với từng cán bộ quan hệ khách hàng và phát hiện ra sai sót một cách dễ dàng hơn. Cách làm tập thể giúp Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ, góp phần vào việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án nói chung. Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án luôn được cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện theo trình tự và phương pháp đã nêu ở trên.

- Về nội dung đánh giá rủi ro

Nội dung đánh giá rủi ro của Ngân hàng xây dựng khá chi tiết, đầy đủ đảm bảo sự logic. Khi đánh giá rủi ro của dự án đầu tư, cán bộ quan hệ khách hàng đã đề cập đến các khía cạnh của dự án, rủi ro đặc thù của dự án, rủi ro của chủ đầu tư và rủi ro tín dụng. nhờ có sự phân tích và đánh giá rủi ro trên các mặt mà rủi ro đã được nhân diện, góp phần làm giảm thiểu rủi ro khi Ngân hàng cho vay vốn.

- Về phương pháp đánh giá rủi ro

Ngân hàng áp dụng các phương pháp xác định rủi ro nhằm hạn chế và kiểm soát các rủi ro có thể xảy đến một cách tối thiêu nhất

- Về thời gian đánh giá rủi ro.

Thời gian thẩm định trung bình là 15 ngày kể từ khi can bộ quan hệ khách hàng nhận được hồ sơ đầy đủ , trong đó thời gian dành cho công tác đánh giá rủi ro chiếm từ 1-2 ngày. Lượng thời gian này luôn được cán bộ quan hệ khách hàng của Ngân hàng đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian không gây chậm trễ chung cho tiến độ thẩm định, cũng như tiến độ thực hiện dự án. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng.

- Về đội ngũ cán bộ

Đội ngũ cán bộ thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại, đào tạo trong nước và nước ngoài, thường xuyên cập nhật kiến thức kinh doanh mới, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.. để mỗi nhân viên đều trở thành lợi thế cạnh tranh của chi nhánh trong thời đại mới. Công tác đào tạo bài bản được tiến hành đã tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng một đội ngũ nhân viên thực sự năng động, chuyên nghiệp, nhạy bén giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị sẵn sang cho việc hội nhập sâu rộng hơn của chi nhánh.

- Về trình độ công nghệ thông tin

Ngân hàng đã cung cấp được hệ thống máy tính nối mạng, trong đó có các phần mềm tin học chuyên dụng phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro. Các thiết bị máy móc hiện đại, các phương tiện làm việc thuận tiện cho các cán bộ đã được Ngân hàng quan tâm một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. Những công việc tính toán, soạn thảo, lưu trữ ngày càng được thực hiện chính xác, nhanh chóng và khoa học hơn, các phương tiện thông tin liên lạc, máy fax, mạng nội bộ, mạng thông tin giúp cán bộ quan hệ khách hàng thu thập, khai thác các nguồn thông tin có hiệu quả và chính xác hơn, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và đánh giá rủi ro trong thẩm đinh dự án nới riêng

- Cán bộ thẩm định có thể thu thập thêm thông tin từ việc đi khảo sát thực tê, mạng Iternet, từ trung tâm CIC ngoài các thông tin do khách hàng và dự án cung cấp

2.4.2 Hạn chế

- Hạn chế về nội dung đánh giá rủi ro

Trong quá trình thẩm định để xác định các rủi ro của dự án, cán bộ quan hệ khách hàng chưa thẩm định nhu cầu tổng vốn đầu tư ban đầu. Bởi trong nhiều trường hợp chủ đầu tư thường có xu hướng nâng cao mức vốn đầu tư ban đầu. Với việc thẩm định lại nhu cầu vốn đầu tư phải dựa vào dự tóa của chủ đầu tư. Với những dự án lớn, sử dụng trang thiết bị hiện đại, phức tạp, thiếu thông tin rất khó để cán bộ khách hàng xác định được nhu cầu thực sự về vốn của chủ đầu tư. Chính vì lý do trên mà khả năng xảy ra rủi ro đối với nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn.

Việc xác định chi phí và nhiều khoản mục chi phí độikhi còn bị cán bộ quan hệ khách hàng bỏ sót hoặc chấp nhận định mức của chi phí do doanh nghiệp đưa ra. Điều này sẽ gây ảnh hưởng phần nào tới độ chuẩn mực của dự án, đồng thời sẽ tạo thêm những khó khăn cho cả khách hàng và Ngân hàng trong những tường hợp bất lợi của thi trường

Cán bộ mới chỉ chú trọng nhiều đến thời gian thu hồi vốn và nguồn trả nợ của dự án mà chưa quan tâm đến vòng đời của dự án. Chính vì vậy, Ngân hàng sẽ gặp

nhiều khó khăn khi thị trường có biến động như lạm phát, đồng tiền mất giá hoặc giảm phát… điều này sẽ tác động không nhỏ đến khả năng hoạt động của Ngân hàng

Công tác tái thẩm định dự án sau khi cho dự án vay vốn chưa được Ngân hàng quan tâm đúng mức. Một số dự án không phát huy được hiệu quả theo kỳ vọng nhưng chưa dược Ngân hàng đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan, độc lập, do vậy chưa đánh giá đúng mức hiệu quả của vốn đầu tư. Việc đầu tư có hiệu quả hay không sẽ quyết định đến khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp đối với Ngân hàng. Vì vậy mà Ngân hàng cần quan tâm đến việc thẩm định lại dự án khi dự án đi vào hoạt động hơn nữa.

- Hạn chế về phương pháp đánh gía rủi ro

Trong việc sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để lượng hóa rủi ro của dự án, cán bộ quan hệ khách hàng mới chỉ xem xét hiệu quả của dự án khi có một yếu tố thay đổi mà chưa xét đến trường hợp nhiều yếu tố thay đổi cùng một lúc.

- Hạn chế về đội ngũ cán bộ

Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ trẻ, tuy được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và có sự nhiệt tình trong công tác nhưng còn thiếu kinh nghiệm. Đôi khi công tác thẩm định và đánh giá rủi ro còn cứng nhắc, chưa linh hoạt trong việc xử lý các nội dụng thẩm định và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro. Vì vậy nhiều khi đánh giá rủi ro của dự án thực sự chưa hiệu quả.

- Hạn chế về thông tin

Để công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định có hiệu quả thì việc thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng và dự án đầu tư rất là quan trọng. Tuy nhiên, các thông tin thu thập chủ yếu là do chủ đầu tư cung cấp. Do vậy họ thường dấu những thông tin bất lợi về phía họ

- Hạn chế về trình độ công nghệ

Ngân hàng chưa có phân mềm chuyên dụng để lượng hóa rủi ro của dự án. Việc phân tích độ nhạy sử dụng phần mềm Excel

Khi dự án sử dụng công nghệ hiện đại, phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao thì . sau khi cho vay vốn, việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa được tiến hành một cách định kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 72 - 76)