Phân tích tình hình taid chính của khách hàng Bảng 15: tình hình tài chính của khách hàng

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 59 - 66)

Bảng 15: tình hình tài chính của khách hàng

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 30/9/09

A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 542,749 725,149 966,519 819.407 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 29,545 41,064 84,031 94.150 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 29,545 41,064 84,031 94.150

II. Các khoản đầu tư ngắn hạn - - -

III. Các khoản phải thu 119,946 155,199 255,385 247.475 1, Phải thu khách hàng 102,773 126,075 207,248

2, Trả trước cho người bán 12,626 28,695 42,517

4, Thuế và phải nộp NN -

5, Phải thu khác 4,547 429 6,373

6, Dự phòng phải thu khó đòi (753)

IV. Hàng tồn kho 366,230 495,241 609,538 474.269

V. TSNH khác 27,028 33,645 17,565 3.513

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 221,265 205,838 201,141 193.623

I. Tài sản cố định 208,850 191,393 171,582 152.187

1. Tài sản cố định hữu hình 201,118 176,636 143,332 118.380 Trong đó: Nguyên giá 353,991 376,202 381,667 393.358 Trong đó: khấu hao TSCĐ (152,873) (199,566) (238,345) (274.978)

2. Tài sản cố định vô hình 3,479 4,720 4,357 4.085

3. Chi phí xây dựng dở dang 4,253 10,037 23,893 29.722

II. Tài sản dài hạn khác 9,170 7,775 9,710 25.918

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3,245 6,670 19,849 15.518

IV. Các khoản phải thu dài hạn - - -

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 764,014 930,987 1,167,660 1.013.030

A. NỢ PHẢI TRẢ 709,677 803,905 1,016,927 836.538

I. Nợ ngắn hạn 540,132 668,809 907,123 749.731

1. Vay và nợ ngắn hạn 144,822 84,172 75,688

2. Phải trả người bán 98,888 126,517 214,451

3. Người mua trả tiền trước 271,511 434,034 577,567 522.522

4. Thuế và phải nộp NN 1,417 5,480 4,818

5. Phải trả nội bộ 7,514 8,992 9,775

6. Chi phí phải trả 1,845 505 343

7. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn

khác 14,135 9,109 24,481

8. Dự phòng phải thu khó đòi - - -

II. Nợ dài hạn 169,545 135,096 109,804 86.806

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 54,337 127,082 150,733 176.492

I. Vốn chủ sở hữu 50,244 120,839 144,612 173.279

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 4,093 6,243 6,121 3.213 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 764,014 930,987 1,167,660 1.013.030

(Nguồn báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008, và báo cáo nhanh 9 tháng đầu năm 2009)

Thông qua báo cáo tài chính, tổng tài sản và nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm cho thấy Công ty CP Vimeco là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và cung cấp các loại dịch vụ trong ngành xây lắp với quy mô lớn.

Năm 2008, Tổng tài sản đạt 1.167.660 trđ, tăng 236.673 trđ (~25.4%) so với năm 2007, trong đó chủ yếu có sự thay đổi ở khoản mục tài sản ngắn hạn.

Tài sản ngắn hạn:

- Tiền và các khoản tương đương tiền là 84.031 trđ, tăng 42.967 trđ (tăng 105%) so với năm 2007.

- Các khoản phải thu là 255.385 trđ, tăng 81.173 trđ (64 %) so với năm 2007. Việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ kéo theo công ty phải giao dịch với nhiều khách hàng hơn. Đặc trưng của hoạt động sản xuất kinh doanh là việc trả chậm, chiếm dụng thương mại giữa các đơn vị, do đó các khoản phải thu tăng mạnh so với năm 2007.

Trả trước cho người bán là 42.517 trđ, tăng 13.822 trđ so với năm 2007.

- Hàng tồn kho của công ty là 609.538 trđ bao gồm các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Nguyên vật liệu (16.046 trđ) chủ yếu gồm các loại nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho các trạm trộn bê tông, trạm nghiền đá và tại một số công trình đang thi công.

Chi phí sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho (97.4%) đạt 593.432 trđ, trong đó:

+ Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản: 248.041 trđ (Dự án Trung Hoà 1, Trung Hoà 2, Khu đô thị Cao Xanh)

+ Công trình xây lắp: 345.391 trđ (Hồ chứa nước Cửa Đạt, Nút giao thông Ngã Tư Sở, Nhiệt điện Quảng Ninh, Cầu vượt Láng – Hoà Lạc, thuỷ điện Buôn Kuốp, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn…)

Tài sản dài hạn: Trong năm, công ty đã đầu tư mua sắm thêm một số máy móc thiết bị và phương tiện vận tải với giá trị 29.385 trđ. Khấu hao tài sản cố định trong năm là 47.689 trđ.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 23.893 trđ, tăng 13.856 trđ so với năm 2008 do Công ty đang tiếp tục đầu tư vào công trình mỏ đá Phú Mãn – Hà Tây (20.221 trđ) và mở rộng mỏ đá Hà Nam giai đoạn 2 (3.672 trđ).

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 19.849 trđ, tăng 13.179 trđ. Công ty đã đầu tư, góp vốn vào Công ty CP Bao bì Vinaconex – Vipaco (4.250 trđ), Công ty CP nhân lực và thương mại Vinaconex (1.300 trđ) và một số công ty khác (1.450 trđ). Trong năm, công ty cũng đã góp vốn đầu tư vào Công ty CP đầu tư và phát triển Điện Bắc miền Trung với số vốn góp là 3.046 trđ.

9 tháng đầu năm 2009, tổng tài sản có sự giảm nhẹ, đạt 819.407 trđ giảm 147.112 trđ (~ 15.22%), Tổng tài sản giảm chủ yếu do giảm khoản mục hàng tồn kho, hàng tồn kho tính đến thời điểm quý III năm 2009 đạt 474.269 trđ giảm 135.269 trđ (~ 22.19%) và chiếm 91.95% trong giá trị giảm của tổng tài sản nguyên nhân là do giảm giá trị của nguyên vật liệu (đang trong giai đoạn gấp rút thi công, hàng hóa, nguyên vật liệu mua về được vận chuyển ngay đến chân công trình phục vụ sản xuất), mặt khác tại thời điểm cuối năm 2008 khi giá trị dở dang các công trình khá lớn thì đến thời điểm hiện tại đã hoàn thành, nghiệm thu và thanh quyết toán. Trong các khoản mục tài sản Tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng đáng kể đạt 94.150 trđ tăng 10.119 trđ (~12.04%).

Về nguồn vốn: Tương ứng với sự tăng trưởng của tài sản, tổng nguồn vốn năm 2008 đạt 1.167.660 trđ, cụ thể:

Nợ phải trả là 1.016.927 trđ, tăng 213.022 trđ so với năm 2007, trong đó: - Nợ ngắn hạn là 907.123 trđ, tăng 238.314 trđ (35.6%) so với năm 2007 do các khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước tăng mạnh.

Năm 2008, do lãi suất cho vay từ các Ngân hàng tăng cao nên công ty đã hạn chế huy động vốn từ nguồn này để giảm thiểu chi phí nên vay và nợ ngắn hạn chỉ còn 75.688 trđ, giảm 8.484 trđ so với năm 2007.

Phải trả người bán là 214.451 trđ, tăng 87.934 trđ (69.5%) so với năm 2007 do công ty luôn thanh toán đúng hạn nên đã tạo dựng được uy tín với các nhà cung cấp nguyên vật liệu.

Người mua trả tiền trước đạt 577.567 trđ, tăng 143.533 trđ (33.1%) so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 56.8% trong tổng nợ phải trả cho thấy năng lực sản xuất cũng như công tác ứng vốn từ chủ đầu tư của công ty rất tốt.

Các khoản phải nộp ngắn hạn khác là 24.481 trđ, tăng 15.372 trđ so với năm 2007 chủ yếu bao gồm khoản phải nộp ngân sách thành phố và cổ tức phải trả cổ đông.

Nợ dài hạn: 109.804 trđ, giảm 25.292 trđ so với năm 2007. Đây là các khoản vay của công ty tại các Ngân hàng và Tổng công ty Vincaconex để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn chủ sở hữu đạt 150.733 trđ, tăng 23.651 trđ (18.6%) so với năm 2007. Nguồn vốn CSH tăng do công ty tăng cường trích lập các quỹ đầu tư phát triển (40.685 trđ) và quỹ dự phòng tài chính (8.927 trđ). Điều này cho thấy công ty rất chú trọng việc tái đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn trong hoạt động.

9 tháng đầu năm 2009: Cùng với sự sụt giảm về tài sản nguồn vốn cũng giảm tương ứng, tuy nhiên tốc độ giảm của nợ phải trả lớn hơn so với tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn (Tổng nợ phải trả giảm 180.398 trđ tương đương 17.74% so với tổng tài sản giảm 154.360 trđ – 13.24%). Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 176.492 trđ tăng 25.759 trđ (~ 17.09%) cho thấy sự cải thiện về khả năng tự chủ tài chính của công ty.

Bảng 16:. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 30/9/09

a. Khả năng thanh toán hiện hành 1 ,00 1,0 8 1,07 1,0 9

b. Khả năng thanh toán nhanh 0 ,33 0,3 4 0,39 0,4 6

c. Khả năng thanh toán tức thời 0 ,05 0,0 6 0,09 0,1 3

d. Thời gian thanh toán công nợ (Đơn vị: Ngày) 341 ,88 371,3 6 33 6,31 333,2 2

- Mặc dù giảm nhẹ so với năm 2007 nhưng khả năng thanh toán hiện hành của công ty khá tốt (1.07) so với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đến 30/9/09 khả năng thanh toán hiện hành tăng do tiền và các khoản tương đương tiền tăng đáng kể.

- Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của công ty đã được cải thiện dần qua các năm cho thấy công ty đã chú trọng hơn đến tính thanh khoản, đảm bảo hoàn trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn.

Thời gian thanh toán công nợ dài do công ty đã tạo dựng được uy tín với các nhà cung cấp nên thường xuyên được trả chậm nên công ty rất chủ động về nguồn vốn thanh toán. Bảng 17: Nhóm chỉ tiêu hoạt động Chỉ tiêu 2006 2007 2008 30/9/09 a. Vòng quay vốn lưu động 1 ,05 0,8 9 1,28 0,8 4 b. Vòng quay hàng tồn kho 1 ,50 1,1 8 1,83 1,2 9

c. Vòng quay các khoản phải thu 4 ,52 4,0 9 5,27 2,9 7

d. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 2 ,38 2,8 1 5,96 4,6 1

e. Doanh thu từ tổng tài sản 0 ,64 0,6 6 1,03 0,6 8

f. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong

kỳ 60,17% 16,10% 92,16% -31,02%

- Năm 2008:

+ Vòng quay vốn lưu động đạt 1.28 vòng, tăng 0.39 vòng so với năm 2007 cho thấy công ty sử dụng vốn rất hiệu quả và chủ động về nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Vòng quay hàng tồn kho là 1.83 vòng, tăng mạnh so với năm 2007 do công ty đã chủ động hơn trong việc dự trữ hàng tồn kho, không có hàng tồn kho bị ứ đọng, nguồn cung cấp nguyên vật liệu khá ổn định.

+ Vòng quay các khoản phải thu đạt 5.27 vòng, đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng thì chỉ tiêu này khá cao. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng đến chất lượng của các khoản phải thu, không để phát sinh các khoản phải thu khó đòi.

+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 5.96 cho thấy công ty khai thác và sử dụng tài sản cố định khá tốt. Đối với các doanh nghiệp cùng ngành thì chỉ tiêu này ở mức khá.

- 9 tháng đầu năm 2009, do đặc thù của ngành thi công xây lắp hầu hết doanh thu được ghi nhận vào những tháng cuối năm nên các chỉ số về chỉ tiêu hoạt động đạt được đều thấp hơn so với năm 2008 và chưa phản ánh đúng tình hình thực tế của công ty.

Bảng 18: Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 30/9/09

a. Tổng nợ phải trả/ tổng tài sản 92,89% 86,35% 87,09% 82,58% b. Nợ dài hạn/VCSH 312,02% 106,31% 72,85% 49,18%

c. TSCĐ/CVSH 384,36% 150,61% 113,83% 86,23%

d. Tốc độ gia tăng tài sản 28,35% 21,85% 25,42% -13,24% - Tổng nợ phải trả/Tổng nguồn vốn ở mức cao cho thấy công ty hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay và tín dụng thương mại, khả năng tự chủ về tài chính của công ty khá thấp. Chỉ số này cho thấy công ty có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Mặc dù tỷ trọng nợ vay lớn nhưng công ty hoàn toàn không phát sinh nợ quá hạn, tạo được uy tín với các nhà cung cấp dịch vụ và Ngân hàng.

Tuy nhiên, chỉ số này khá lớn yêu cầu công ty phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn, tránh những rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

- Tài sản cố định/Vốn chủ sở hữu giảm dần đến 30/9/09 tỷ số này đã <1 do vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng tăng cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty dần được cải thiện.

- Tốc độ gia tăng tài sản cho thấy sự gia tăng quy mô của công ty khá ổn định.

Bảng 19: Nhóm chỉ tiêu thu nhập

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 30/9/09

a. LN Hoạt động KD/DTT 6,89% 8,01% 5,46% 4,48%

b. LNST/VCSH (ROE) 19,66% 21,03% 26,73% 15,25%

c. LNST/TTS (ROA) 1,40% 2,25% 3,54% 2,29%

d. Ebit/Chi phí lãi vay 152,21% 202,37% 300,77% 564,94% e. Tốc độ tăng trưởng LNST 30,32% 78,58% 94,62% -32,81%

Năm 2008, so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thì các chỉ tiêu phản ánh thu nhập của công ty đều rất tốt:

- ROE đạt 26.73%, chỉ số này tăng dần qua các năm và rất cao cho thấy vốn chủ sở hữu được sử dụng rất hiệu quả.

- ROA đạt 3.54% cho thấy khả năng quản lý, điều hành của ban lãnh đạo công ty là rất tốt.

- EBIT/Chi phí lãi vay của công ty khá cao và tăng qua các năm cho thấy công ty hoàn toàn có thể đáp ứng được nghĩa vụ trả lãi vay cho Ngân hàng.

2.2.3.2. Đánh gia rủi ro dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 59 - 66)