TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁN BỘ TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương cần thơ (Trang 64 - 65)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, )

4.2TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁN BỘ TÍN DỤNG

- Ban lãnh đạo Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo cán bộ tín dụng theo lĩnh vực, chuyên ngành, cử cán bộ tín dụng chuyên cho vay và thu hồi nợ theo từng dự án hay địa bàn nhất định nào đó. Việc phân chia chuyên trách như vậy một mặt nâng cao năng lực chuyên môn vào giảm thiểu áp lực, mặt khác để tạo điều kiện để nắm chắc hơn nữa tình hình tài chính cũng như quan hệ làm ăn của khách hàng, hiểu được nguyên nhân vay vốn và việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không.

- Cán bộ tín dụng luôn được nhắc nhở không nên chủ quan nhận thức tính phức tạp của các hoạt động cho vay và coi tài sản thế chấp là chổ dựa rất an tâm cho số tiền vay.

- Một khi cán bộ tín dụng nhận biết một món vay trở nên xấu đi, nên tiến hàng các bước sau:

 Phân tích vấn đề của khách hàng

 Tư vấn với các nhân viên chuyên thu nợ vay hoặc với cán bộ cấp cao hơn

 Thu thập thông tin toàn bộ về khách hàng và các vấn đề của họ.

 Xem xét lại hồ sơ vay, đảm bảo, ghi chú, thế chấp và hợp đồng.

 Xem xét, cân nhắc và đề nghị cầm cố tài sản nếu thấy không an tâm về khoản vay có thế chấp hay đảm bảo.

- Tăng cường kiểm tra nội bộ, kiểm tra chéo. Từ đó có biện pháp sửa chữa sai lầm kịp thời, nhằm hạn chế tổn thất tín dụng đến mức thấp nhất.

Để tránh rủi ro chủ quan về yếu tố con người hiện nay Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ đã tách bạch trách nhiệm giữa bộ phận tìm kiếm khách hàng vay và bộ phận xét duyệt cho vay, điều này sẽ tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng của chi nhánh được quản lý chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương cần thơ (Trang 64 - 65)