Về xác định giá trị thực tế NVL nhập kho

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vạat liệu trong doanh nghiệp sản xuất (Trang 50 - 51)

- Sổ kế toán chi tiết: được mở tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lí của đơn vị, thông thường số lượng mở sổ chi tiết mở tương tự như hình thức NKSC.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

3.2.2 Về xác định giá trị thực tế NVL nhập kho

Trong công tác kế toán NVL ở các doanh nghiệp, vật liệu được tính theo giá thực tế - là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khỏan chi hợp pháp của doanh nghiệp.

Việc xác định giá thực tế của NVL nhập kho được dựa trên hóa đơn chứng từ và chi phí khi mua. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số lần nhập xuất ít có thể áp dụng phương pháp LIFO hoặc FIFO, những doanh nghiệp có điều kiện kho tàng để bảo quản riêng từng lô vật tư tồn kho , vật tư có yêu cầu khắt khe về thời hạn bảo quản thường áp dụng phương pháp tính trực tiếp. Còn đối với nhiều doanh nghiệp có nhiều danh điểm vật tư, số lần nhập xuất nhiều thì lại áp dụng phương pháp hệ số giá để tính giá thực tế NVL xuất kho.

Việc lựa chọn phương pháp nào để tính giá NVL xuất hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xu thế giá cả trong từng thời kỳ.

3.2.3 . Lựa chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho thích hợp và lập bảng phân bổ NVL

Chúng ta đã biết, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Cụ thể:  Phương pháp trực tiếp: kết quả của nó sẽ làm tương xứng giữa chi phí và thu

nhập. Tuy nhiên chỉ được sử dụng khi NVL có giá trị cao, được xác định theo đơn chiếc hoặc từng lô.

có sự biến động giá.

 Phương pháp FIFO: Giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối tài sản sát với giá thực tế nhất.

 Phương pháp LIFO: chọn chi phí phát sinh sau cùng để xác định tri giá NVL xuất, do đó có sự tương xứng tốt nhất giữa chi phí hiện hành và thu nhập trên báo cáo kết quả kinh doanh.

 Từ việc phân tích trên cho ta thấy: Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất băng cách thu hết vốn đầu tư từ bên ngoài như ngân hàng, các chủ đầu tư thì doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tìm mọi cách để lành mạnh hóa nền tài chính. Trong trường hợp này, sử dụng phương pháp LIFO là thích hợp nhất. Nói tóm lại tùy thuộc vào từng thời kỳ, tùy thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp cho thích hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình.

Theo chuẩn mực kế toán thì kế toán cần lựa chọn phương pháp tính giá phù hợp với đơn vị của mình và phương pháp đó phải thể hiện nhất quán trong niên độ kế toán. Cả năm phương pháp trên đều được thừa nhận, song mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho thường có những ảnh hưởng nhất định trên báo cáo tài chính, vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào phải được công khai trên các báo cáo và phải sử dụng nhất quản trong niên độ kế toán, không thay đổi tùy tiện để đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vạat liệu trong doanh nghiệp sản xuất (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w