Khái quát về ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội 1 Lịch sử hình thành và hoạt động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 35 - 37)

2.1.1 Lịch sử hình thành và hoạt động

Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và

một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch.

Ngày 2 tháng 1 năm 1989, Habubank khai trương hoạt động tại số 125 Bà Triệu, Hà Nội với tên gọi là “NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI”. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm.

Tháng 10 năm 1992, Ngân hàng được phép thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Cùng với đó, Ngân hàng cũng được đổi tên thành “NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI”. Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng cũng được mở rộng với sự tham gia của các cá nhân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Trong suốt 20 năm hoạt động của mình, với 16 thành viên tham gia từ ngày đầu, đến nay số lượng nhân viên Habubank toàn hệ thống đã lên tới hơn 1000 người, ngân hàng không ngừng phát triển và lớn mạnh qua từng năm tháng. Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch liên tục được mở rộng. Habubank đã ngày càng chứng tỏ thương hiệu, hình ảnh, vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh các lỗ lực trong hoạt động kinh doanh, Habubank cũng đã đạt được nhiều danh hiệu trong những năm qua với 3 năm liền được tạp chí The Banker bầu chọn là “Ngân hàng Việt Nam của năm”, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, huân chương lao động hạng 3, và 9 năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A. Để đạt được mục tiêu đó, Ban lãnh đạo cũng như toàn bộ cán bộ nhân viên ngân hàng phải thật sự đoàn kết và nỗ lực,

vượt qua những khó khăn, giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định, giữ được niềm tin của khách hàng, các cổ đông, đối tác và nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 35 - 37)

w