Sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 41 - 45)

Bảng 2.2: Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 06/05 2007 07/06 2008 08/07 Tổng dư nợ cho vay 6.087 183% 9.419 155% 10.516 111,6% Tỷ trọng 100% 100% 100% Cho vay ngắn hạn 4.285 186,5% 5.623 131,2% 6.078 108,1% Tỷ trọng 70,4% 59,7% 57,8%

Cho vay trung và

dài hạn 1.801 174,5% 3.796 210,7% 4.438 116,9%

Tỷ trọng 29,6% 40,3% 42,2%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006,2007,2008 Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tổng dư nợ của Habubank tăng dần qua các năm với tốc độ khá cao. Nguyên nhân của việc tăng tổng dư nợ là do Habubank đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Năm 2006, hệ thống mạng lưới của Habubank đã khai trương thêm 5 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với đó, Habubank còn tiếp tục phát triển, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất. Habubank đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.

Năm 2007 được xem là năm thứ hai liên tiếp đánh dấu sự thành công vượt bậc của Habubank về chiến lược phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, mặc dù vẫn gia tăng về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ của Habubank có chiều hướng suy giảm. Đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay thấp hơn so với những năm trước rất nhiều, giảm từ 183% năm 2006 xuống còn 111,6% năm 2008. Điều này là do những ảnh hưởng bất lợi từ những khó khăn của nền kinh tế đất nước cũng như kinh tế thế giới trong năm 2008.

Trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đã tăng lên đáng kể qua các năm từ 2005 đến 2007 (từ 31% lên 40,3%), cho thấy Habubank đang có xu hướng mở rộng tín dụng trung và dài hạn nhằm đảm bảo mức lợi nhuận ổn định.

Hoạt động đầu tư

Habubank đẩy mạnh kinh doanh giấy tờ có giá nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư và là phương tiện hỗ trợ thanh khoản của Ngân hàng, đảm bảo an toàn hoạt động. Tổng danh mục đầu tư giấy tờ có giá của Habubank năm 2007 đạt 2.411 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là trái phiếu Chính phủ và các loại chứng khoán nợ do các TCTD khác và các tập đoàn kinh tế lớn phát hành.

Ngoài việc bổ sung vốn cho công ty chứng khoán trực thuộc Ngân hàng, trong năm 2007, Ngân hàng cũng đầu tư thêm 138,46 tỷ đồng vốn dài hạn vào các doanh nghiệp hoạt động tốt, có tiềm năng.

Về chứng khoán kinh doanh, tổng đầu tư chứng khoán kinh doanh của Ngân hàng tới thời điểm 31/12/2007 là 77,74% tỷ đồng, tương đương 0,33% tổng tài sản của Ngân hàng, trong đó hơn 90% là chứng khoán niêm yết.

Kinh doanh ngoại tệ

Bên cạnh việc tăng cường hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, Habubank cũng đẩy mạnh việc mở thêm bàn thu đổi ngoại tệ tại địa bàn Hà Nội và Hà Đông. Doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2006 đạt 3,63 tỷ USD, tăng 2 lần so với năm 2005. Năm 2007, thị trường ngoại hối Việt Nam có một số đặc điểm lớn: Cung ngoại tệ trên thị trường lớn, lượng đầu tư gián tiếp tăng 6,5 lần so với năm 2006 và gây ra hiện tượng thừa ngoại tệ tại một số thời điểm. Hoạt động chủ yếu của Habubank tập trung chủ yếu để đảm bảo cung cấp cho các khách hàng thanh toán Quốc tế của Ngân hàng.

Năm 2005 lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối đạt 3,56 tỷ VNĐ, năm 2006 lợi nhuận thuần từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1,17 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch, đến năm 2007, thu từ kinh doanh ngoại tệ là 2,7 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 41 - 45)