Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 46 - 52)

Như ta đã biết, DNVVN là thành phần kinh tế năng động, linh hoạt đối với sự thay đổi của thị trường. Hiện nay số DNVVN ở Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp nhưng vốn của các DNVVN chỉ chiếm khoảng 30% tổng số vốn của các doanh nghiệp. Như vậy, tình hình vốn trong các DNVVN còn gặp nhiều khó khăn và nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Trước đây, do những hạn chế trong thể lệ tín dụng, những trở ngại trong việc thế chấp tài sản cũng như sự phức tạp của các thủ tục và các điều kiện đã khiến các DNVVN đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường khó tiếp cận với nguồn vốn vay của các NHTM. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực từ phía các cơ quan Nhà nước đã giúp các DNVVN dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng.

Trong cơ cấu dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, dư nợ cho vay đối với các DNVVN luôn chiếm tỷ trọng lớn. Ngân hàng cũng không ngừng mở rộng dư nợ cho vay đối với những DNVVN có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 07/06 (%) 2008 Số tiền Tỷ trọng 08/07 (%) Tổng dư nợ cho vay 5.983 100% 9.419 100% 157,4 10.516 100% 111,6 Dư nợ DNVVN Trong đó: 3.488 58,3% 5.670 60,2% 162,6 6.499 61,8% 114,6 Dư nợ đối với DNQD 1.267 36,32% 1.750 30,86% 138,1 1.971 30,33% 112,6 Dư nợ đối với DNNQD 2.221 63,68% 3.920 69,14% 176,5 4.528 69,67% 115,5

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Habubank năm 2006, 2007, 2008)

Từ bảng trên ta có thể thấy: Dư nợ cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng với trên 60% và có xu hướng tăng dần. Có thể lý giải điều này là do sự phát triển rất nhanh về số lượng các DNVVN trong những năm qua khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực.

Trong dư nợ cho vay đối với DNVVN , tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng chiếm đa số và có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân là do, trong những năm gần đây nhờ những thay đổi trong các chính sách của Nhà nước như kích thích dân doanh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế… đã tạo ra sự chuyển biến đáng kể cả về

số lượng và chất lượng của các DNNQD. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNQD cũng năng động và hiệu quả hơn. Việc gia tăng cho vay đối với khu vực kinh tế này cũng phù hợp với mục tiêu phát triển của Habubank là hướng tới những khách hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả.

Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

Từ biểu đồ ta thấy, dư nợ cho vay đối với các DNVVN của Habubank có xu hướng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, cũng giống như tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN của Habubank là không ổn định. Cụ thể: trong năm 2007 dư nợ cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng tăng vọt từ 3.488 tỷ đồng lên 5.670 tỷ, tăng trưởng dư nợ đạt 157,4%; nhưng sang năm 2008 tăng trưởng dư nợ cho vay chỉ là 114,6%. Nguyên nhân của việc tăng trưởng không ổn định này có thể được lý giải là do: Trong năm 2007, nền kinh tế trong nước tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện cho các DNVVN mở rộng sản xuất, tiêu thụ được sản phẩm và làm ăn có hiệu qủa. Do đó nhu cầu vay vốn ngân hàng gia tăng mạnh. Tuy nhiên sang đến năm 2008, với tình trạng lạm phát cao đã buộc Chính phủ phải có những chính sách kiềm chế lạm phát kéo theo việc thắt chặt tiền tệ được thực hiện trong 9 tháng đầu năm; cùng với đó là sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới vào những tháng cuối năm đã làm cho các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Trong năm 2008, đã có thời điểm lãi suất ngân hàng tăng lên đến 18 – 21%, điều này đã đặt lên vai các DNVVN gánh nặng chi phí. Việc các DNVVN làm ăn không hiệu quả, thua lỗ thậm chí phá sản đã dẫn đến việc không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng và làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng giảm xuống.

*Tình hình dư nợ DNVVN theo kỳ hạn và theo ngành kinh tế

Bảng 2.5 Dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn của Habubank

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Dư nợ DNVVN 3.488 100 5.670 100 6.499 100 Ngắn hạn 2.456 70,4 3.385 59,7 4.055 56,4 Trung và dài hạn 1.032 29,6 2.285 40,3 2.834 43,6

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Biểu đồ 2.3 Thay đổi trong tỷ trọng cho vay DNVVN của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội theo kỳ hạn qua các năm

Bảng 2.6 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo ngành kinh tế Đơn vị: % (Nguồn: Báo cáo thường niên Habubank 2006, 2007, 2008)

Qua các số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên lại có sự suy giảm qua các năm. Điều này có thể được lý giải bằng cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế. Trong năm 2006, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn là rất cao chiếm trên 70%, điều này là do các khoản cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu vào ngành thương mại dịch vụ. Đặc điểm của các doanh nghiệp trong ngành thương mại dịch vụ là vòng quay vốn lưu động lớn, tài sản chủ yếu nằm trong tài sản ngắn hạn, vốn doanh nghiệp quay vòng nhanh vì vậy cần nhiều vốn để tài trợ cho tài sản lưu động, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, sang năm 2007, 2008 tỷ trọng dư nợ cho vay trong ngành thương mại dịch vụ suy giảm mà ngân hàng chuyển dần sang chú trọng cho vay các doanh nghiệp ngành nông lâm nghiệp và công nghiệp. Thực tế, các DNVVN thuộc các ngành lâm nghiệp và công nghiệp, có vòng quay vốn chậm hơn và đang đầu tư nhiều vào công nghệ mới nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này làm cho tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn giảm đi đồng thời là sự tăng lên về tỷ trọng cũng như quy mô của cho vay trung và dài hạn (từ 29,6% năm 2006 tăng lên 43,6%

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

1.Thương mại, dịch vụ 63,51 49,46 45,71

2.Nông lâm nghiệp 0,21 14,48 15,03

3.Xây dựng 6,17 1,75 1,32

4.Công nghiệp 10,64 13,79 14,66

5.Các ngành khác 19,47 20,05 23,28

năm 2008). Như vậy, đã có sự chuyển biến trong cơ cấu cho vay của Habubank cả về kỳ hạn lẫn cơ cấu ngành kinh tế, Ngân hàng đã chú trọng hơn trong việc cho vay trung và dài hạn đối với các DNVVN, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN có đủ vốn trung và dài hạn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, máy móc, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w