Quá trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuấ và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Việt Trung (Trang 32 - 36)

I. Đặc điểm chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Việt Trung

1.2.1.2.Quá trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành

Qua quá trình sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành, Công ty có thể đưa ra được các biện pháp góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạn giá thành sản phẩm là nhằm nâng cao sức cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm xi măng khác có mặt trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do đó, công ty luôn đặt ra yêu cầu là phải tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách tốt nhất, để đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Sổ cái tài khoản

Cụ thể ta tính được giá thành tháng 01/2007 như sau:

Tổng giá thành sản phẩm = 1.586.874.661 + 4.432.119.684 - 2.039.501.797 = 3.979.492.548 (đồng)

Trên cơ sở số liệu tính toán được ở trên, kế toán tổng hợp thực hỉện tương tự các thao tác kết chuyển như các phần trên theo định khoản:

Thành phẩm xi măng nhập kho vào mục nhập kho: Nợ TK 155 : 3.979.492.548

Có TK 15402 : 3.979.492.548

Bảng tính giá thành sản phẩm phản ánh giá thành của xi măng trong đó bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành cùng với chi phí sản xuất dở dang đầu tháng và trừ chi phí sản xuất dở dang cuối tháng.

Căn cứ vào sản lượng xi măng sản xuất được trong tháng ta sẽ tính được giá thành đơn vị của xi măng bao theo công thức:

Giá thành Tổng giá thành thực tế =

đơn vị Sản lượng sản xuất trong tháng 3.979.492.548;9193

Giá thành đơn vị = = 432.875,84 (đồng/tấn) 15

Nhìn chung, toàn bộ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty được tiến hành như trên là khá logic và chặt chẽ. Từ việc lập các bảng biểu, sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi phí sản xuất là khá đầy đủ đáp ứng yêu cầu quản lý. Việc xác định đối tượng tính giá thành là hoàn toàn phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí; kỳ tính giá thành theo tháng là hợp lý với thực tế sản xuất tại công ty và là cơ sở ban đầu để kế toán tập hợp đúng, đủ chi phí. Hơn nữa việc tính giá thành theo phương pháp giản đơn cho sản phẩm là đúng với chế độ quy định về mặt lý luận và phương pháp tính giá thành. Song, một hạn chế cần thay đổi kịp thời là: trong bảng tính giá thành sản phẩm và tính giá trị sản phẩm dở dang, sản phẩm dở dang của từng khoản mục chi phí không được xác định rõ, không được thể hiện trên bảng dẫn đến khó khăn cho kế toán khi cung cấp thông tin cụ thể là giá trị của từng khoản mục này phục vụ cho phân tích, đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuấ và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Việt Trung (Trang 32 - 36)