Một số đề xuất nhằm cải thiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty phần xi măng Việt Trung

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuấ và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Việt Trung (Trang 70 - 72)

giá thành sản phẩm tại Công ty . phần xi măng Việt Trung

2.1. Ý kiến 1: Về đối tượng tập hợp chi phí

Để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được chính xác, thuận tiện kế toán nên tiến hành tách các khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ nhằm thống nhất về đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Hơn nữa, tại các phân xưởng có rất nhiều thiết bị sản xuất có giá trị, đặc biệt là trong thời gian tới khi công ty chuyển sang đầu tư công nghệ sản xuất xi măng lò quay. Như vậy, công ty có thể tính và trích được khấu hao cho từng loại thiết bị tại từng phân xưởng góp phần quản lý tốt hơn các khoản mục chi phí phát sinh tại từng phân xưởng sản xuất. Khi đó, kế toán cũng tiến hành mở các tài khoản chi tiết tính khấu hao tại từng phân xưởng như sau:

+ TK 627401: Xưởng nguyên liệu + TK 627402: Xưởng lò nung + TK 627403: Xưởng thành phẩm + TK 627404: Xưởng đá Chẹ

+ TK 627405: Phục vụ sản xuất xi măng

2.2. Ý kiến 2: Về công tác chi phí nhân công trực tiếp

Để công tác tính và phân bổ lương được chính xác hơn Công ty nên thực hiện công tác tính lương một cách kịp thời để ngày 31 hàng tháng chấm xong công và ngày mùng 1 hàng tháng tính được lương thực trả nhằm đưa ra Bảng phân bổ lương được chính xác và kịp thời, từ đó giá thành cũng được phản ánh một cách chính xác hơn.

Đối với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty không có các khoản trích trước để đề phòng trường hợp xảy ra như: công nhân nghỉ phép dồn dập vào một ngày trong tháng hoặc ngừng sản xuất… sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành. Do vậy, nếu phát sinh nghỉ phép lớn và không đều dẫn đến giá thành sản xuất cũng tăng lên ảnh hưởng đến giá thành sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, để tránh tăng đột biến các khoản mục chi phí Công ty có thể trích trước một phần tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ bằng định khoản:

Nợ TK 622

Có TK 335

Khi tiền lương nghỉ phép, ngừng sản xuất…thực tế phát sinh thì phả ánh theo định khoản sau:

Nợ TK 335

Có TK Liên quan

2.3. Ý kiến 3: Vê công tác chi phí vật liệu cho sản xuất chung.

Việc công ty tập hợp chi phí công cụ vào chi phí vật liệu “TK 6272” về mặt số liệu để phản ánh giá thành thì không ảnh hưởng, nhưng số liệu chi tiết phản ánh vào giá thành chưa chính xác. Mặt khác, trong công tác phân tích giá thành các kế toán quản trị không thể biết được chi phí công cụ, dụng cụ vào tài khoản 6273 cho dù chi phí này nhỏ. Hơn mữa việc hạch toán chi phí công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng sản xuất vào TK 6272 hiện nay là không đúng theo chế độ kế toán mới ban hành ngày 20/03/2006. Vì vậy công ty nên tập hợp chi phí về công cụ dụng cụ vào TK 6273 ( có thể mở chi tiết cho từng phân xưởng ). Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 6273 ( Chi tiết cho từng phân xưởng )

Có TK 153: Công cụ dụng cụ phân bổ 1 lần trong kỳ Hoặc theo định khoản: Nợ TK 6273 ( Chi tiết cho từng phân xưởng )

Có TK 142, 242: Với công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần. Sau đó, phân bổ dần giá trị của công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần theo định khoản:

Nợ TK 142, 242: Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ trong tháng Có TK 153

Việc mở chi tiết TK 6273 cho từng phân xưởng, tổ, đội sẽ thuận tiện cho việc theo dõi tình hình sử dụng công cụ lao động của từng phân xưởng, tổ, đội cũng như thuận tiện cho việc kiểm kê công cụ dụng cụ xuất dùng theo quy định.

2.4. Ý kiến 4: Công tác tính giá thành sản phẩm

Do sản phẩm xi măng phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau kết thúc mỗi giai đoạn sản xuất chế tạo ra nửa thành phẩm. Nửa thành phẩm này có thể đem bán ra ngoài ( Clanhke là nửa thành phẩm của xưởng lò nung, xi măng rời là nửa thành phẩm của xưởng thành phẩm. Mặt khác công ty cũng có thể mua nửa thành phẩm từ bên ngoài để tiếp tục sản xuất chế biến thành xi măng. Nên đối tượng tính giá thành hợp lý nhất với công ty là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm là xi măng bao ở giai đoạn cuối cùng ).

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của công ty ta có thể tính giá thành của bán thành phẩm tại các phân xưởng nguyên liệu, xưởng lò nung và thành phẩm cuối cùng là xi măng bao qua các giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Tính giá thành bột phối liệu của xưởng nguyên liệu: đá vôi, quặng apatit hoặc barit, đất sét … được sấy trộn theo tỷ lệ quy định, sau đó

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuấ và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Việt Trung (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w